Hôm nay ngày 15-6-2016.
Một ngày như mọi ngày. Tôi thì nhớ đây là ngày GS Đào Đức Hoành mất, cách đây 14 năm, tại Canada.
Thầy Hoành và gia đình đã rời Sài Gòn khoảng cuối tháng 4, 1975. Khi các học trò thầy Hoành gom lại tiếp tục công việc tại Khu Ung thư BV Bình Dân từ đầu tháng 5 /75 thì chúng tôi có xin ban quân quản BVBD một chuyến xe ambulance lại nhà thầy ở trong cư xá Bắc Hải, quận 10 để khuân về những sách vở của thầy còn để lại. Nhiều năm sau, chúng tôi biết là thầy và gia đình định cư ở Canada. Rồi sau những năm 80, tình hình đã thoáng hơn, khi mà các đàn anh lớn có dịp công tác ra nước ngoài thì có anh đã đến Canada thăm thầy Hoành.
Năm 2002 chúng tôi được tin thầy mất ở Canada vào ngày 15-6 , hưởng thọ 83 tuổi. Vào một ngày sau đó trong tháng 6 năm 2002 tôi có xin phép tổ chức tại Hội trường BVUB một buổi họp mặt các học trò của thầy, làm một cái lễ truy điệu nho nhỏ. Lúc đó BS Nguyễn Thế Dũng đang làm GĐ Sở Y Tế có được mời và có đến dự.
Hôm nay, cũng ngày 15 tháng 6, thầy Hoành đã mất 14 năm, tôi gửi đến các bạn bài viết của tôi vào ngày lễ truy điệu thầy hồi trước để chúng ta cùng nhớ lại người thầy khả kính, người đã có công tạo dựng nền móng cho ngành Ung thư học ở miền Nam.
PDMan
Hàng trước từ trái qua phải: các Giáo Sư Đào Đức Hoành, Giáo Sư Ngô Gia Hy (chánh chủ khảo với áo choàng đen), Giáo Sư Nguyễn Huy Can và Giáo Sư Đặng Văn Chiếu.
Giáo sư Đào Đức Hoành
(Hà Nội 1920 – Canada 15.6.2002)
Hà Nội :- Tú tài 1941. PCB 1942
- Tốt
nghiệp Bác sĩ 1948
- Trưởng
khu Bệnh lý Ngoại khoa. Hà Nội 1950
- Bác
sĩ thường trú Ngoại khoa Bệnh viện Yersin 1952
Pháp : - Asistant
người nước ngoài ở ĐHYK Paris, Khu bệnh lý Ngoại khoa của GS Henri Redon 1956 -
1957.
- Thường
trú Ngoại khoa ở Viện Gustave Roussy với Thạc sĩ Pierre Denoix 1956 - 1957.
- Thạc
sĩ y khoa Paris 1963.
Nhật : - Hậu
đại học Trường Đồng vị Phóng xạ - Tokyo 1958
Mỹ : - Observer ở Memorial Hospital (Memorial Sloan Kettering Cancer Center) New York
1964 – 1965.
Sài Gòn :- Trưởng
Khu bệnh lý ngoại khoa 1955.
- Giảng
sư về Ung thư học ĐHYK Sài Gòn 1957
- Giáo
sư thạc sĩ 1964
- Giáo
sư thực thụ 1966
- Giám
đốc Bệnh viện Bình Dân 1967
Công
trình nghiên cứu : 41
Bảo
trợ luận án Tiến sĩ Y khoa (từ 1958 đến 1968) : 70 luận án
Thầy
Đào Đức Hoành có viết một tập nhỏ in ronéo bằng tiếng Pháp tóm lược quá trình
làm việc và đào tạo về ung thư của thầy. Tập tài liệu này có tựa là: Titres et Travaux Scientifiques du Dr Đào Đức Hoành –
VN 1962 . Phần mở đầu với nội dung được dịch như sau:
“Phải
sau những năm tháng làm về Ngoại khoa Tổng quát tôi mới đi chuyên sâu về ung
thư học.
Đầu
tiên là nhiệm vụ Nội trú, rồi đến chức danh Trưởng Khu bệnh lý và trợ lý cho GS
Pierre Huard (Khu bệnh lý Ngoại khoa, Hà Nội), sau đó là Bác sĩ thường trú về
Ngoại khoa ở Bệnh viện Yersin mà GS Phạm Biểu Tâm là Trưởng, tôi đã có những điều
kiện tập huấn về Ngoại khoa tổng quát thật là tốt.
Luôn
luôn làm việc trong môi trường Ngoại khoa, tôi lại có điều kiện tiếp cận và làm
quen với bệnh lý ung thư ở những trung tâm điều trị về ung thư ở Hà Nội và Sài
Gòn.
Về
sau, trong thời gian tu nghiệp ở Pháp, khi là Assistant người nước ngoài ở Khu
bệnh lý Ngoại khoa ung thư ở Paris với GS Henri Redon, tôi đã được trực tiếp
tham gia vào hoạt động của đơn vị này. Rồi đến khi làm thường trú về Ngoại khoa
ở Viện Gustave Roussy với GS Pierre Denoix tôi cũng đã có được những đóng góp
vào những công trình nghiên cứu của Viện. Điều đáng nhớ là ở hai nơi này tôi đã
có điều kiện bước vào một lãnh vực mới - sôi động và hấp dẫn - lãnh vực bệnh lý
ung thư.
Với
GS Redon tôi ngưỡng mộ sự khéo léo và sự uyên bác của ông, và cảm phục phong
cách giảng dạy rõ ràng, đơn giản và chuẩn xác của ông. Và tôi đã được trau dồi
về phẫu thuật tuyến mang tai, hàm mặt, tuyến giáp và nhất là phẫu thuật bụng chậu
(cắt chậu). Trong những lần tham gia mổ, tôi đã được hướng dẫn tận tình với một
tình cảm ruột thịt; điều này đã giúp tôi về sau phát triển những kỹ thuật trên
với quy mô rộng lớn tại quê nhà.
GS
Thạc sĩ Pierre Denoix, với tư duy tổ chức tuyệt vời, với sự năng động, sự thông
thái, sự tiếp cận vô cùng thân ái đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của tôi về
ung thư học.
Ngoài
những kiến thức tiếp thu được ở Pháp, trong đợt tham quan ngắn ngày ở Vương quốc
Anh và Bỉ (Bệnh viện Hoàng gia Marshden, Luân Đôn và Viện Ung thư Louvain) tôi
đã có được những khái niệm về tổ chức của những trung tâm phòng chống ung thư ở
hai nước này.
Sau
này, ở Trường Đồng vị Phóng xạ Tokyo, tôi đã thu thập được những hiểu biết cơ bản
về vật lý và hóa học hạt nhân, đồng thời khai phá những vấn đề hết sức vi tế
trong thao tác các chất đồng vị phóng xạ.
Trở
về quê hương, từ năm 1957 khi được giao trách nhiệm điều hành Khu Ung thư thuộc
Khu bệnh lý Ngoại khoa B, Bệnh viện Bình Dân, rồi Viện Ung thư Việt Nam, tôi đã
có điều kiện áp dụng những hiểu biết của mình thu thập ở Châu Âu và ở Nhật Bản
vào việc tổ chức Khu Ung thư, tổ chức thu nhận bệnh nhân và thực hiện những kỹ
thuật điều trị ngoại khoa trong các lãnh vực đầu cổ và bụng chậu.
Những
công trình khoa học liệt kê tiếp theo đây phản ánh sự phát triển của bản thân
tôi từ lãnh vực Ngoại khoa tổng quát sang lãnh vực Ung thư: bên cạnh những công
trình về giải phẫu tổng quát, còn có những công trình đặc biệt dành cho ung thư
học tổng quát, cho những lãnh vực giải phẫu – lâm sàng và điều trị những bệnh
ung thư thường gặp ở Việt Nam.
Các
thầy của tôi đã là nguồn gốc của sự khai phá những công trình này còn việc thực
hiện một phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ của những cộng sự thân cận nhất của tôi.
......................
Hôm trước, nhân kỷ niệm ngày mất của thầy Hoành, ngoài bài viết ngắn về tiểu sủ và công trình của thầy, tôi nhớ có tấm ảnh thăm và chúc Tết ( năm nào thì không nhớ, 1972, 73 gì đó ) Thầy và bà thầy tại nhà. Học trò thầy từ lớn đến nhỏ khá là đông. Riêng lớp mình trong ảnh có 5 người: Mai Phúc Am, Nguyễn Xuân Sơn, Mai Vạn Thạch, Nguyễn Đức Trí và PĐM.
Tìm mờ mắt không ra, hôm nay thì vô tình túm được nên gửi các bạn xem nè.
Trong ảnh còn một người nữa " nấp " ngay sau Nguyễn Dương Mỹ, kế bên Phan Thanh Hải, không biết là ai. Tôi không nhớ nổi, các bác Am,Trí cao có nhớ là ai không ?
PDMan