Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022

Ước mơ thành sự thật

1- ƯỚC MƠ

   Tôi mê xem đá banh từ lúc còn nhỏ, lúc còn ở Cao Miên. Niềm say mê đó theo tôi đến khi tôi về VN và cho đến tận bây giờ.
     Trước ngày mất nước tôi thường đến sân Cộng Hòa xem các trận cầu giữa các đội bóng nổi danh thời đó như Tổng Tham Mưu, CSQG, Cảng Saigon... Lúc ấy ít khán giả nên tôi được ngồi khán đài có mái che (khán đài A). Nhưng sau ngày đó,tôi đâu có đủ tiền để được ngồi khán đài A nữa. Sau 75,khán giả đến sân rất đông, nhất là khi có những đội nổi tiếng của Miền Bắc như CLBQĐ, CAHN, TCĐS... vào Saigon đá giao hữu. Để có chổ ngồi tốt,tôi phải đến sân  vận động rất sớm,ngồi bên khán đài B (khán đài nầy không có số). Tôi phải đến sân vào khoảng 12g trưa, chịu dải nắng dầm mưa (đúng nghĩa đen) 3 giờ để xem trân đấu bắt đầu lúc15g trận đấu (hình như lúc đó Vỏ Quốc Chí (CO) cũng chịu cảnh như tôi vì bạn ta cũng ghiền xem đá banh).
    Trong lúc chờ đợi dưới trời lúc mưa lúc nắng, tôi nhìn qua khán đài A (giờ đó còn trống trơn) mà lòng ao ước một ngày nào đó tôi lại được ngồi bên kia. Mơ thì vẫn mơ nhưng lúc đó tôi thấy không có một tia hy vọng nào cả. Vậy mà... 

   2- ƯỚC MƠ thành SỰ THẬT   
   Nhờ một phép lạ các bạn.
   Tôi lúc đó đang làm tại phòng cấp cứu khoa lây 1 với Lê Khắc Bình (BN). Chúng tôi chia giường để phụ trách bn. Bs trưởng khoa là bs Bùi Xuân Vĩnh, một bs từ Miền Bắc vào, tuổi đã cao, nói tiếng Pháp rất cừ, tài ăn nói thì khỏi chê (nghe nói là bà con rất gần với Đại Sứ Bùi Diễm, và hình như ông đang ở biệt thự của vị Đại Sứ nầy). Ông không phải là Bs Nhi Khoa. Khi chuyễn BV Đồn Đất (BV Grall củ), chuyên trị bệnh cho cán bộ trung cấp, thành BV Nhi Đồng 2, ông ở lại làm việc có lẽ vì đã lớn tuổi. Như đã nói, vì có biệt tài ăn nói, ông là gương mặt quen thuộc của Truyền Hình Tp với các buổi thuyết giảng,hay giải đáp các thắc mắc về bệnh trẻ em cho người dân Tp. Tôi hơi dài dòng về ông bs nầy, là để cho các bạn thấy vì sao ông được các giới lảnh đạo Tp tin tưởng tuyệt đối... nhưng đó là một sai lầm chết người.
     Tôi và BN cùng phụ trách phòng cấp cứu cho Bs Vĩnh, nghĩa là nếu bệnh nhẹ thì nằm khu lây 1, còn bệnh nặng hay trở nặng thì chuyển qua phòng cấp cứu của chúng tôi, được gọi là C/C lây. Bs Vĩnh phụ trách các phòng VIP, dành cho con cái các VIP của Tp. Câu chuyện của tôi là về con của một ông VIP ngành TDTT, ông Lê Bửu, Giám Đốc sở TDTT tphcm mà chúng tôi gọi thân mật là 'Anh Hai"(sau nầy Ông Vỏ Văn Kiệt đưa lên làm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục TDTT VN, hàm Bộ Trưởng,lúc đó ngành TDTT không có Bộ Trưởng).
      Một buổi sáng vào làm việc, tôi thấy trên giường tôi phụ trách, có một bé gái khoảng 4,5 tuổi gì đó đang được "vô nước biển", tổng trạng không được tốt lắm. Cô y tá cho hay bé nầy được chuyển khuya qua từ phòng VIP của Bs Vĩnh vì bị trụy mạch và theo Bs trực hôm đó là do bị SHX. Như thế có nghĩa là bs TK của tôi và bác Bình, đã mắc sai lầm nghiệm trọng trong chẩn đoán. Chắc ông nghĩ đây chỉ là một ca viêm họng thông thường, nên cho nằm phòng VIP mà không có sự theo dỏi đặc biệt của bệnh SXH (thật ra sai lầm của ông có thể hiểu được vì tôi đã gặp rất nhiều cas như vậy của các Bs không chuyên về bệnh nầy, tại vì viêm họng có trong 90% trường hợp SXH và Tiểu Cầu chỉ giảm dưới 100.000/mm3 sớm nhất là ngày thứ ba sau sốt (thường là ngày thứ 4). Tôi đã phải trả lời không biết bao nhiêu lần cho các bà mẹ,sau khi mất đứa con thân yêu vì sự nhầm lẩn chết người nầy của các Bs điều trị không biết gì về bệnh SXH. Sự nhầm lẩn của Bs Vĩnh vô tình củng tạo ra một tình huống hi hửu:khoa lây 1 của chúng tôi không nhận các ca SXH vì đã có khoa Lây 2, chuyên bệnh SXH. Có lẽ vì tình trạng đứa bé nặng quá nên phải đưa qua phòng c/c của chúng tôi thay vì khoa Lây 2.
      Bây giờ tới phần diển biến bệnh đứa bé. Tôi lúc đó có thể nói đã có nhiều kinh nghiệm về SXH (ở NĐ1, NĐ2 tôi đều có làm tại khoa SXH), nhưng chưa bao giờ gặp một trường hợp quá ư là lạ lùng như thế nầy:trụy mạch cứ tái diển,xuất huyết tiêu hóa nặng và kéo dài). Tôi không  tài nào nhớ nổi đã dùng không bao nhiêu chai Normal Saline, bao nhiêu chai macromolecules, bao nhiêu chai máu. Tiêm truyền nhiều đến nổi không còn veines để tiêm.Tôi nhớ tôi phải làm denudation veineuse ở 2 cổ chân, rồi sau đó phải nhờ Bs khoa ngoại đến làm denudation ở cả 2 khuỷa tay.
 Còn có một một sự hết sức lạ lùng nữa. Nếu ai đã từng điều trị bệnh SXH nặng, chắc cũng đã từng chứng kiến cảnh đau lòng nầy: tình trạng đang tốt dần lên rồi ổn định. Bổng nhiên đứa nhỏ bị run (do " sốc nước biển"). Sau đó co gồng và ngưng thở( giống hệt như bị Viêm Nảo). Tôi đã gặp cả trăm,cả ngàn lần choc do tiêm truyền, không ai chết cả. Ngược lại cho tới lúc đó tôi chưa thấy đứa bé bị SXH nào choc tiêm truyền mà sống trừ duy nhất bé nầy, choc TT tới 3 lần mà không chết!
    Thường,trong SXH,sinh mạng bn sẽ được giải quyết trong 7 ngày. Con ''anh Hai" đươc "kéo" tới ngày nầy. Ai nấy cũng đều mừng mà tôi là người mừng nhất. Bn của tôi đã anh dũng chống chọi với lưởi hái tử thần đang cận kề cổ từng giây,từng phút, từng ngày và đã chiến thắng. Tôi muốn ôm bé vào lòng và nói "cám ơn con", con đã giúp bác hiểu thế nào sức chiến đấu để sống của con người và người Bs đừng bao giờ buông xuôi, hoặc mất hết hy vọng khi bn tim còn đập, phổi còn hoạt động,não còn làm việc.
      Đứa bé chỉ còn bị phù, khám tim phổi không có gì đặc biệt ngoài giảm phế âm 2 đáy phổi, điều bình thường ở bn SXH nặng,phải truyền dịch nhiều (thời đó không có làm CVP). Sáng hôm đó Bs Dương Quang Trung, GĐ SYT đến thăm đứa nhỏ (trước đó ông cũng đến thăm một vài lần) và hỏi tôi tình trạng đứa bé như thế nào? Tôi tự tin, trả lời một cách chắc nịch: đứa bé đã qua cơn nguy hiểm, không còn gì để lo! Vậy mà...
      Tối hôm đó tôi về nhà (4,5 ngày trước đó, tối nào tôi cũng ngủ ở BV, cùng anh Hai theo yêu cầu thiết tha của anh (anh Hai rất "biết điều", tối nào anh cũng bồi dưởng với thức ăn ngon, bia bọt đầy đủ, anh biết tôi là dân chịu ăn nhậu). Tuy có mệt nhưng vui các bạn.
       Trời lúc đó hiu hiu lạnh,hình như vào cuối tháng 12. Vào khoảng hơn 10g, tôi bổng thấy buồn buồn, lòng không yên.Tôi mới nói với nhà tôi: "anh ra ngoài môt chút, lấy xe dạo vài vòng Tp cho đở buồn."Tôi khoát chiếc blouson rồi lấy xe đi. Các bạn có biết tôi đi đâu không? Sau lượn vài vòng Tp, tôi vào BV! Mới vừa dựng chiếc xe Suzuki Dame cà tàng của tôi, thì thấy "anh Hai" hơ hải chạy đến,nói "Giỏi, Giỏi, mầy tới coi con Hương coi, nó sắp chết rồi". Tôi xanh mẳt, vội chạy lên phòng và thấy bn của tôi đang "thở ngáp cá". Tôi giựt chiếc Stheto và nghe phổi con bé: đầy ran nổ!
       Tôi quyết định chụp phổi ngay dù đứa bé đang hấp hối. Nhưng phải làm cho thật nhanh. Phòng XQ BV tuy không xa, khoảng 200 m cách C/C Lây, nhưng với tình trạng nặng như thế, không thể ôm đứa bé, bình O2, chai dịch truyền mà chạy đến phòng XQ cho được. Tôi điện xin một chiếc xe hơi để chở đứa nhỏ.Tất cả đều làm rất nhanh. Kết quả về:2 phế trường "trắng xóa"(dân trong nghề hay gọi " 2 phổi nát bét"). Tôi biết đây là một trường hợp bị bội nhiểm  một phần do những manoeuvres intempestives mà chúng tôi đã sử dụng một phần vì hệ thống miễn nhiễm của bé đang rất yếu.
      Tôi liền chỉ định tiêm TM 2 thứ thuốc: Lincomycine và Gentamycine. Nhưng cô y tá trực hôm đó cho biết BV không còn lincomycine, chỉ có gentamycine! Trời,lúc đó đã gần 12g khuya, các chợ trời thuốc tây đã đóng cửa (thời gian đó BV thường thiếu thuốc, thân nhân bn phải ra chợ trời mua thuốc điều trị cho con em). Làm sao bây giờ? Tới đây các bạn sẽ thấy rất rỏ: con người có số.
      Sau một vài giây bức đầu bức tóc,tôi bổng nhớ ra:trong tủ thuốc của phòng C/C chúng tôi có lincomycine! Số là trước đây tôi có quen với một Bs Pháp, là medecin traitant của TLS Pháp tại TPHCM qua sự giới thiệu của bà DQH. Cậu ta còn rất trẻ và làm Bs điều trị cho Consulat, thay thế cho 18 tháng nghĩa vụ QS. Cậu hay xuống C/C Lây để tôi chỉ dẩn về nghề nghiệp. Sau 18 tháng làm việc tại TLS, cậu trở về Pháp. Trước khi đi cậu đem cho tôi một bịt thuốc và nói: tôi có một số thuốc để lại cho vous, để dùng cho bn nào cần (bịt thuốc đó tôi để trong tủ của phòng và người giử chìa khóa là cô y tá trưởng). Tôi"mừng hết lớn" vội vã kêu cô y tá trực đem thuốc ra chích cho bn. Cô trả lời:"Dạ,chiều nay chị Trí (cô y tá trưởng) đem chìa khóa tủ về rồi, không mở tủ thuốc được."Nhà cô Trí không biết biết ở đâu mà trời thì khuya lơ khuya lất rồi. Lại gian nan! Phải cạy tủ thôi và tôi đã nhờ Bảo Trì. Nói thật, lúc đó, dù đã có đủ thuốc điều trị nhưng tôi cũng không hy vọng lắm. Vậy mà...
      Vào khoảng hơn gần 5 g, tôi ra xem đứa bé. Tôi rất ngạc nhiên (trong sự hạnh phúc vô bờ), đứa bé hồng hào trở lại, thở gần như bình thường, các signes vitaux được cải rất nhiều. Đút sthetho vô nghe các thấy râles crepitants không biết đi đâu chơi gần hết. Trong đời và mãi cho tới bây giờ tôi chưa gặp một trường hợp thứ hai.
    Vài ngày sau đó bé Việt Hương, con gái út "anh Hai", được đưa qua ICU của bác CO để hồi phục sức khỏe.
     Và cũng từ ngày đó, 3 chúng tôi luôn được tặng vé VIP, để xem đá banh.Emoji
       Riêng đối với tôi, ƯỚC MƠ đã THÀNH SỰ THẬT.
    
         VZ

Cám ơn VG chia xẻ những kinh nghiệm nơi quê nhà. 
Nó nói lên sự thật là các bạn ta được đào tạo thành các BS đầy đủ khả năng để giúp mọi người. 
Thân mến 
HT 

Cám ơn Hxx và cám ơn anh Hà,đã viết tốt về em.
 Giỏi

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

Miracle # 3 Sepsis, fever convulsion, Nho loi cau nguyen cua cac ban, toi da duoc sum hop voi gia dinh

 Thua cac ban

09/19/22 Open Heart Surgery, unfortunately I was dead on operating table 

When they could bring me back alive, my heart was severe damage EF only 21%

BP very low so I was unable to urinate High BUN, high Creatinine so I undergo dialysis 3 times a week ever since

Everything went well until 12/12/22, I had fever 103, convulsion then unconsciousness

I was admitted again for sepsis : medications are right for Staph They though I had DIC but temperature returned to normal after 12 h, I regained conscious

My heart became stronger and stronger. My kidney woke up and I can urinate again

 

Cac bac si chuyen mon khong the giai thich duoc tai sao luc co the yeu nhat thi than hoat dong tro lai, Tim hoat dong manh nhu binh thuong

Vang, cac bac si chuyen mon deu noi, chi co phep la moi cuu song duoc nguoi 74 tuoi, fever sepsis, heart failure, kidney failure

 

Cam on tat ca ban huu

Merry Xmas and Happy New Year

VTC


DYFs,

Bạn Vũ Tất Cường aka CCC muốn chia sẽ tin vui này với YFs Saigonmed73 nhân mùa Giáng Sinh 2022. Mời đọc email của CCC để biết miracle does happen, phép lạ và ân phước đã được ban cho VTC. Cường cảm ơn các bạn đã hiệp tâm cầu nguyện. Chúng ta nên cảm tạ Ơn Trên và tiếp tục cầu nguyện cho CCC và các bạn khác đang cần ân phước để chiến thắng bệnh tật.

Merry Xmas to All.

CL

Gửi các bạn bài đọc trong ngày Giáng Sinh về Miracles mà anh Cường có nhắc đến.

Truong Thi Dung

Friend,

I share this story every year on Christmas Day because it proves that Christmas is a time for miracles.  Not just the miracles that happened 2,000 years ago, but those that God is showing us every day if we just open our eyes and our hearts to see them. 

Back in 2011, one of my radio listeners named Sheila from Oklahoma wrote to me: 

"I was diagnosed with Hodgkins' Disease lymphoma and felt I had been given a death sentence. I believed it was the last time I would celebrate my young son's birthday, my last Thanksgiving and my last Christmas.  So everything about Christmas was vital to me. I hand-wrote personal messages to everyone on my card list, carefully selected and wrapped gifts and insisted on decorating my home alone with my son, in spite of chemotherapy.

The tree was a full-day endeavor because I was fatigued, and, of course, I had to cherish the memories of each special ornament. The two of us struggled with the lights but were almost finished with the entire tree.  I had sat down to rest (when) my son announced, 'Mom! The lights went out!'...

I know it is trivial, but it just knocked the wind out of me. I bowed my head and cried because changing the lights meant undecorating the whole tree, and I just didn't have the energy. 

'Lord,' I prayed. 'I can't do this. I need this Christmas, but I can't do this.' 

Then I heard my son gasp, and I looked up to see all the lights were on again.  And they stayed lit throughout Advent to Epiphany.  For this and many reasons, my first Christmas with cancer was my best ever."  

That terrific story contained two miracles: A simple one reminiscent of Hanukkah, in which the lights stayed on as a message that you were not alone. 

The second miracle: that story was about the Christmas of 1995.  Sheila wrote to me to share it in 2011 -- 16 years after she thought she'd seen her final Christmas! 

But wait: there’s now a third miracle. Over the years, I have often thought about Sheila and prayed that she is still alive and well. A couple of years ago, nearly a decade after she shared that story that has inspired so many, she contacted me again to tell me this:

“…I am so thankful that you have continued to share my miracles. The lymphoma relapsed in 2001 and I underwent an autologous bone marrow transplant and have been cancer-free since. I am a 25-year cancer survivor and I thank God for every day.”

I also thank God for her continued good health and for her sharing that inspiring story that has meant so much to me and my readers and listeners over the years.

Merry Christmas!

Mike Huckabee

 

Cám ơn anh Cường đã chia xẽ tin vui với bạn bè . Mừng Anh đã vượt qua tình trạng nguy kịch . Mong Anh chóng hồi phục sức khỏe để tiếp tục họp mặt vui hát với bạn bè . 

 

Chúc tất cã các bạn cùng gia đình một Giáng Sinh an vui và Năm Mới mọi điều thuận lợi may mắn . 

DLL



Chuc mung Anh VTCuong da duoc cac bac sy cuu song, 

qua cau thoat nan trong su mau nhiem , de tro ve voi gia 

dinh va ban be .

 

Chuc Anh Chi va gia dinh luon duoc Binh yen, Vui ve ...

mot Nam Moi 2023 that Tot Dep Nhu Y.

Dam  🐯😃🐒😇  




Chuc mung anh Vu Tât Cuong da duoc Chua ban phep la cuu sông dê tro vê voi gia dinh

nhân dip Lê Giang Sinh 2022. Xin cac ban cung chung tôi cam ta Chua và tiêp tuc câu nguyên

cho anh Cuong mau chiên thang bênh tât.

Xin thành thât chuc anh môt mua Giang Sinh dây tràn Binh An cua Chua, thât vui ve, âm cung

và môt Nam Moi 2023 dôi dào suc khoe, tràn dây Hanh Phuc và moi su nhu y !

My Lang & Quang Bach



Chúc nừng VTC tai qua nạn khỏi!

KM



Chúc mừng Vũ Tất Cường, người về từ cõi chết, quá mầu nhiệm!

Chúc Cường sớm phục hồi sức khỏe.
The best wishes for Merry Christmas and Happy New Year
Khai

Rất mừng được biết bạn mình đã bình phục một cách spectaculaire.Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
 VZ


Rẩt mừng CL

LDC



Hôm nay mới rảnh để đọc meo, vui mừng không kể xiết thấy bạn hiền V T Cường đã HỒI SINH sau một con bệnh cực kỳ hiểm nghèo. Cầu mong bạn hoàn toàn hồi phục như cũ để cùng nhau gặp lại và để được nghe 2 anh chị ca hát cho HN 50.
PC







Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

  Lê Văn Nghĩa

Đi ngang góc đường Võ Văn Tần - Lê Quý Đôn (TP.HCM) ai cũng biết số nhà 28 Võ Văn Tần là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, nhưng ít người rõ nơi này ngày xưa là chùa Khải Tường, được lập theo lệnh vua Minh Mạng để ghi dấu tích nơi ngài chào đời và sau đó là Trường thuốc Sài Gòn.
Trường Y khoa Đại học Sài Gòn trên đường Hồng Bàng trước năm 1975 /// Ảnh: T.L
Trường Y khoa Đại học Sài Gòn trên đường Hồng Bàng trước năm 1975
ẢNH: T.L

Nơi tập hợp những giáo sư cự phách

Người Pháp đã chiếm ngôi chùa để lập đồn lính. Đến tháng 12.1860 viên đại úy Barbet, chỉ huy trú đóng, bị nghĩa quân phục kích giết chết. Khoảng năm 1947 thì số nhà 28 này tấp nập sinh viên (SV) trường thuốc. Trường thuốc ngày xưa mang tên Y Dược hỗn hợp Đại học đường (Faculté mixte de Médecine et de Pharmacie) được thành lập sau Hiệp định Genève. Trước năm 1947, đây là chi nhánh của Trường Y khoa Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương đặt ở Hà Nội.

Trường thuốc y dược hỗn hợp này ít được biết đến vì chẳng có ngôi trường to đùng như bây giờ. Trường thuốc ngày ấy được đặt trong một tòa nhà cũ kỹ, trước kia là nhà của một bà bác sĩ, lùi mình vào giữa một sân rộng với rào cây xanh tươi, mang số 28 ở góc đường Testard - Barbet một vùng yên tĩnh, ít ai qua lại. Vì trường đặt trong một ngôi biệt thự, chẳng cải tạo lại nên giảng đường là những phòng nhỏ bé, chật hẹp.

Trường thuốc Sài Gòn ngày tháng cũ - ảnh 1
Y khoa Đại học đường tại số 28 đường Trần Quý Cáp, nay là Võ Văn Tần
ẢNH: T.L

Bài phóng sự Trường thuốc Sài Gòn của báo Đời Mới (năm 1959) cho biết: “Chỉ có ba gian ở tầng lầu trên dùng cho cả hai trường y dược nên nhiều khi không đủ, SV phải đi học nhờ ở những nơi khác như Viện Pasteur, ở phòng thí nghiệm vật lý học đường hay ở ngay nhà xác Chợ Rẫy khi học giải phẫu. Tại trường, lớp học chỉ vừa đủ để chứa một ít SV nên mỗi năm vô thêm người là cả vấn đề. Lúc sơ khai, nhà trường đóng những bàn nhỏ vừa cho hai người ngồi. Gặp phải “nạn nhân mãn”, ông viện trưởng nghĩ ra một diệu kế là cưa ngay mặt bàn làm hai theo chiều dài để tăng số bàn gấp đôi...”. Các “ông thầy” Nguyễn Chấn Hùng, Đỗ Hồng Ngọc, Trần Đông A, Ngô Thế Vinh, Trương Thìn.... thuở SV chắc đã từng ngồi trên những cái bàn này?

Dù nhỏ và chật hẹp như vậy nhưng vào đầu năm 1960, Trường Y Dược hỗn hợp có một dàn giáo sư (GS) cự phách. Được biết đến là GS Khoa trưởng Phạm Biểu Tâm, Phụ tá khoa trưởng là GS Ngô Gia Hy và 83 GS - bác sĩ (BS) Việt lẫn nước ngoài như GS Trần Quang Đệ, GS Nguyễn Đình Cát, GS Trần Ngọc Ninh, GS Nguyễn Ngọc Huy, BS giảng sư Trần Lữ Y, Bùi Duy Tâm, Nguyễn Phước Đại... Khoảng đầu thập niên 1960, Trường Y Dược hỗn hợp tách ra và đổi tên thành Y khoa Đại học đường.

Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đang nghe Giáo sư Pham-Bieu-Tam trình bầy. 

Thời nào cũng vậy, mộng ước của cha mẹ của các cô gái là kiếm được chàng rể “BS, kỹ sư” cho nở mày nở mặt với thiên hạ. Tôi thì không dám mơ trở thành BS vì chỉ ham chuyện văn chương còn những thằng bạn tôi, khi còn học trung học đã mơ đời BS nên từ khi lên lớp đệ tam (lớp 10) đã chọn ban A để dễ dàng thi lấy chứng chỉ SPCN (Sciences Physiques, Chimiques et Naturelles) hoặc chứng chỉ sinh lý - sinh hóa. Khi có chứng chỉ này được xem như vào lớp dự bị y khoa. SV phải vượt qua kỳ thi tuyển vì sĩ số có hạn. Niên khóa 1971 - 1972, 952 thí sinh dự thi nhưng chỉ có 203 người vượt vũ môn (trong đó 65 nữ SV). Sau 6 năm học tập và thực tập tại các bệnh viện (chưa kể năm dự bị), SV được xem là y sĩ và có thể hành nghề tại các bệnh viện. Nhưng nếu muốn có được bằng BS y khoa, y sĩ phải trình một luận án trước một hội đồng gồm 5 thành viên. Bằng BS y khoa do trường y khoa cấp được xem là tương đương với văn bằng y khoa nước ngoài.

Trường thuốc Sài Gòn ngày tháng cũ - ảnh 2
GS Phạm Biểu Tâm nói chuyện với SV tại tòa nhà số 28 đường Testard, sau đổi lại là Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần)
ẢNH: LIFE

Ngôi trường mới của thầy thuốc

Ngày 9.5.1963 là ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng trung tâm giáo dục y khoa (TTGDYK) tại đường Hồng Bàng (Chợ Lớn), nay là Đại học Y Dược TP.HCM, với thiết kế của công ty kiến trúc Mỹ Smith, Hinchman&Grylls và đoàn kiến trúc sư VN do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ hướng dẫn. Bắt đầu từ năm 1961, hai bên đã cộng tác để thiết lập đồ án kiến trúc nói trên. Khoảng tháng 6.1962, hai bên đã hoàn thành đồ án xây cất TTGDYK với đầy đủ các chi tiết. Trường có nhiều phòng thí nghiệm, những giảng đường với 200 chỗ ngồi, một đại thính đường với 450 chỗ ngồi, một thư viện 200 chỗ ngồi, một quán cà phê và một bệnh viện y khoa. Với cơ sở lớn như vậy, hằng năm có độ 200 BS y khoa và 50 nha sĩ tốt nghiệp.

Sau ba năm xây dựng, ngày 16.11.1966, chính quyền Sài Gòn đã làm lễ khánh thành TTGDYK với kinh phí xây dựng là 150 triệu đồng. GS Phạm Biểu Tâm đã đọc một bài diễn văn khai mạc trong đó có đoạn đáng chú ý: “Trung tâm này sẽ xứng danh là một TTGDYK vào bậc nhất nhì vùng Đông Nam Á”.

Sau này, trường được gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn trực thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Trong gần 10 năm cộng tác giữa hai phía, trường đã hợp tác chặt chẽ với 20 bộ môn của 19 trường y tại Mỹ. Ngoài việc 140 giảng viên VN được huấn luyện tại Mỹ từ 6 tháng đến 6 năm, phía Mỹ đã gửi đến VN lượng sách, báo đồ sộ cho thư viện và một lực lượng ban giảng huấn hùng hậu với 171 giảng viên, trong đó 22 chủ nhiệm bộ môn, 37 giảng viên hợp tác dài hạn, 112 hợp tác ngắn hạn, với những tên tuổi lớn của y khoa Mỹ lúc bấy giờ. Từ ngôi trường y khoa này, xuất hiện một loạt BS tài ba, những GS - tiến sĩ y khoa đầu ngành nổi tiếng tại VN hiện tại. Nhiều thế hệ BS kế tục, đã và đang được đào tạo bởi các GS-BS thi đậu vào TTGDYK năm đầu tiên.

Năm 1976, các trường Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn và Trường Đào tạo cán bộ y tế miền Nam hợp nhất thành Trường đại học Y Dược TP.HCM trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế.

Từ năm 1947 đến nay, 70 năm qua, Trường đại học Y Dược TP.HCM ngày càng phát triển, cũng nên nhớ lại địa chỉ 28 Võ Văn Tần - nơi xưa kia đã có một trường đào tạo những sinh viên trường thuốc “sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo và không bao giờ đòi hỏi một thù lao quá đáng so với công việc làm” (trích lời thề Hippocrates do BS Nguyễn Đình Cát dịch).

Nghĩ về trường Y Khoa Đại Học Sàigon: Còn gì để nhớ? (BS Trần Xuân Ninh)

   

Trường đại học Y khoa Sàigòn đến 20 tuổi thì chấm dứt hoạt động, do biến cố 30 tháng 4/1975. Tính theo con số, thì ban giảng huấn đếm trên đầu ngón tay, đào tạo được chừng 2300 bác sĩ. Chẳng đáng là bao nhiêu, so với nhiều trường y khoa khác, về mặt y thuật, cũng như y nghiệp. Nhưng trường Y khoa đại học Sàigòn có nhiều điều đáng nói, nhiều điều để nói.

Tôi vào trường y khoa năm 1957. Ở biệt thự số 28 đường Trần Quý Cáp. Tòa nhà chính dùng làm văn phòng và thư viện.  Sân phía sau xây thêm hai giảng đường M1, M2, trang bị gồm một cái bảng mầu xanh lá cây sậm  chiếm gần hết bề ngang giảng đường, và hai hộp phấn trắng phấn mầu cho các giáo sư xử dụng với miếng bọt biển thấm ướt để xóa. Sinh viên thì mỗi người một cái ghế có tấm bảng nhỏ có thể dựng lên để kê tay viết và hạ xuống để ra khỏi ghế. Lại có cả máy chiếu các dương bản. Tôi không khỏi hãnh diện tự nhủ đại học y khoa có khác, so với trường trung học Chu  Văn An của tôi trong lớp chỉ có bảng đen nhỏ bằng non nửa tấm bảng xanh ở đây và vài cục phấn trắng với chiếc khăn lau bảng bụi mù. Điều làm tôi nể nhất trong buổi học cơ thể học đầu tiên với giáo sư Nguyễn Hữu là những hình vẽ thật đẹp, thật rõ ràng, cùng với bài giảng tiếng Pháp tuôn ra như nước chẩy, không có gì là khó hiểu đối với tôi là một học sinh trường Việt chính cống. Giáo sư Hữu có lối đùa cợt làm mọi người thích thú. Đặc biệt, ông đã làm tôi ngạc nhiên xúc động khi trong buổi học đầu tiên ông nói trường Y khoa là như một gia đình, người đi trước là anh dẫn giắt người đi sau là em học tập. Gọi nhau là anh em. Và ông hành xử như thế thực.  Tôi xúc động bởi vì khi còn ở trung học thì thầy giáo và học trò là thầy và con, khoảng cách là sự sợ sệt.  Trong một năm học PCB dự bị y khoa ở trường đại học khoa học thì giảng đường rộng lớn chứa cả mấy trăm người ngồi theo từng cấp từ cao xuống thấp. Đa số giáo sư vào bục giảng xa tít mù tắp, sinh viên ngồi trên xa nhìn không rõ mặt. Phần lớn lạnh lùng đọc bài giảng, lạnh lùng đi ra.

Tôi chưa bao giờ gần gạnh học hỏi với giáo sư Hữu, ngoài những giờ cơ thể học và một số giờ thực tập ít ỏi môn giải phẫu cơ thể (anatomie opératoire) để trong đúng vài nhát dao phải chinh xác đi vào tới mạch máu, khớp xương…Thực tập bệnh viện Bình Dân mà chưa từng bao giờ phụ mổ với ông.  Nhưng khi học xong giải phẫu tiểu nhi trên đường về nước qua Pháp, tôi viết thư xin phép được đến thăm giáo sư. Thì ông đã hẹn đến căn phòng nhỏ ông ở, gần ga xe điện ngầm Mouton-Duvernet Paris, ân cần nói đủ chuyện và giữ tôi lại, đích thân làm bữa trưa, cho tôi cùng ăn với ông! Tôi không nhớ ăn gì nhưng tôi nhớ là tôi rưng rưng cảm động.

Trái sang phải=Gs Trần Ngọc Ninh, Gs Trịnh Văn Tuất, Gs Trần Vỹ, Gs Caubet, Gs Phạm Biểu Tâm, Gs Huard, Gs Trần Đình Đệ, Gs Nguyễn Đình Cát, Gs Nguyễn Hữu, ... 

Trái sang phải=Gs Trần Ngọc Ninh, Gs Trịnh Văn Tuất, Gs Trần Vỹ, Gs Caubet, Gs Phạm Biểu Tâm, Gs Huard, Gs Trần Đình Đệ, Gs Nguyễn Đình Cát, Gs Nguyễn Hữu, ...

 

Khi nói đến trường y khoa đại học Sài gòn, thì những người thuộc các lớp đầu tiên không ai không nghĩ ngay đến những tên tuổi nổi bật là Phạm biểu Tâm, Nguyễn Hữu, Trần Ngọc Ninh khu giải phẫu B bệnh viện Bình Dân và giáo sư Trần Quang Đệ, Đặng Văn Chiếu, Nguyễn phước Đại, Thái Minh Bạch khu giải phẫu A, bệnh viện Chợ Rẫy.

Giáo sư Phạm biểu Tâm nổi tiếng là một nhà mô phạm, đạo đức, ở trong và ngoài y giới. Tôi chỉ đứng phụ mổ giáo sư vài lần ở vị trí thứ hai sau nội trú nổi tiếng Bùi Mộng Hùng. Như thế không đủ khả năng nhận xét giáo sư về khía cạnh chuyên môn, cho nên tôi chỉ có thể nói rằng về mặt con người giáo sư Phạm biểu Tâm là một kẻ sĩ. Với cung cách ung dung, tự trọng. Trong một buổi họp trí thức chuyên gia ở Sàigon  cuối năm 1977 đầu 1978 gì đó, mà ban giám đốc bệnh viện Nhi đồng cử tôi đi và coi như là một vinh dự cho tôi vì có Võ Nguyên Giáp chủ tọa, giáo sư Phạm Biểu Tâm là một thuyết trình viên. Ông đã đọc bài tham luận về y khoa, rất chuyên môn, rất vừa phải, rất đúng thực, không có những xưng dương nịnh nọt ca tụng chế độ mọi mặt như những giáo sư, trí thức khác hôm đó.

Từ buổi đầu gặp gỡ, ấn tượng của tôi về Giáo sư Trần Quang Đệ là một ông Tây con: Người cao lớn trắng trẻo, giọng rổn rảng, lúc nào cũng nói tiếng Tây. Điều tôi nhớ nơi ông không phải là những bài bệnh lý giải phẫu đầy đủ, chi tiết, rành mạch như trong những sách luyện thi nội trú. Mà nhớ vào năm thứ nhất  trong đợt thực tập bệnh viện đầu tiên  ở khu giải phẫu A bệnh viện Chợ Rẫy, khi đi theo nghe ông trong những buổi khám bệnh, ông đã thuyết giảng rằng người bác  sĩ phải có originalité (tính độc đáo), personalité (tư cách), dignité (phẩm giá). Ông đã so sánh lòng thương của người áo trắng trước khổ nạn của bệnh nhân nó tiềm ẩn như sợi nước tĩnh lặng ở đáy giòng suối mùa đông đóng băng nhưng đến mùa xuân thì sợi nước đó làm tan băng để cuồn cuộn chảy ra sông ra biển. Những điều ông nói ra như vậy theo tôi nghĩ không phải chi có một lần, trước nhóm 6 sinh viên gồm 4 người năm thứ hai và hai người năm thứ nhất trong đó có tôi, mà là nhiều lần cho nhiều nhóm sinh viên. Nhưng có lẽ không mấy người nhớ. Vì tâm ý của đa số sinh viên là hướng về bệnh lý mà chú tâm. Còn tôi thì nhớ vì cuộc sống đã khiến đầu óc nghi ngờ soi mói, cho rằng đó chỉ là hình ảnh lý thuyết không có trong cuộc đời. Chính vì thế, mà khi đã định cư ở Hoa kỳ sau khi sống sót chuyến vượt biển tị nạn, tôi mới có được nỗi ngạc nhiên sung sướng thấy rằng giáo sư Trần Quang Đệ mà tôi nghĩ là một ông Tây con, đã xử sự trên cái nền dân tộc, theo tinh thần những điều ông nói ra mà tôi được nghe, cách đây hơn nửa thế kỷ: cung cách rất độc đáo, rất tư cách, có phẩm giá. Và tình cảm thâm trầm như sợi nước đáy con suối mùa đông. Tất cả đã biểu lộ qua những buổi tham dự với các sinh hoạt của các hội y sĩ tị nạn cũng như trò chuyện với một số bác sĩ bạn tôi.  

hinh co Gd Tran Quang Deed.jpg

Giáo sư Đặng Văn Chiếu, ở khu giải phẫu A, và sau đó ở vị trí khoa trưởng đã luôn luôn từ tốn thanh thản một cách tự nhiên, khó thấy, ngay cả nơi những nhà tu. Bác sĩ Thái Minh Bạch trưởng khu giải phẫu tiểu nhi bệnh viện Chợ Rẫy lúc nào cũng tươi cười đầy vẻ dễ dãi của một sinh viên con nhà khá giả.

Hình ảnh đầu tiên còn lại trong tôi về bác sĩ Nguyễn phước Đại là một người đen đủi, mặc áo may ô đeo cái miếng plastic trắng ra ngoài chiếc quần dài kaki đứng rửa tay mổ, ăn nói ồn ào, làm tôi bụng nghĩ thầm không hiểu người y công nào mà lại nói tiếng tây như vậy. Nhưng chính ông là người chỉ trong hai tuần tôi đi qua khu tiết niệu thực tập đã dậy cho biết từng nguyên tắc, từng động tác của đủ các kỹ thuật  để thông, để nong đường tiểu với các loại dụng cụ mà lúc sang Mỹ thấy rằng nhiều bác sĩ Mỹ tiết niệu làm lóng nga lóng ngóng, nặng tay.

Giáo sư Trần đình Đệ tuy có người nói là tác phong quan cách, nhưng đã đưa ra được một số tiêu chuẩn rõ ràng để phát triển cho ngành sản phụ khoa và nữ hộ sinh “công chức” từ thời Tây để lại, mà bác sĩ Nguyễn Bích Tuyết là cột mốc để mọi người dòm chừng, không dám vượt qua cho tới khi VC vào chiếm nhà thương Từ Dũ.

Dù nhân số có thể đếm trên đầu ngón tay, và không thể điểm hết ở đây vì thời gian giới hạn, nhưng đứng về mặt y thuật mà xét, ban giảng huấn y khoa đại học Sàigòn có thể nói là đủ hay dư hiểu biết về chuyên khoa của mình để hướng dẫn sinh viên. Chỉ xin đơn cử một trường hợp. Thời tôi học y khoa, và trước khi có sự tham gia giúp đỡ của hội y sĩ Hoa kỳ (American Medical Association) vận động được sự hợp tác của nhiều trường Y khoa đại học Mỹ để đổi mới và cải thiện phương cách huấn luyện y học tại Việt nam, các chuyên khoa thường không được chú trọng và thu hút nhiều sinh viên theo học. Như Ngoài Da, Nhãn khoa, Tai Mũi Họng vân vân. Thực thế, không mấy ai thấy gì hấp dẫn khi ngồi sau các bác sĩ Tai Mũi Họng xem các bệnh nhân bị viêm xoang chẩy nước mũi kinh niên, hay thối tai chẩy mủ, hay ung thư sưng lệch một bên cổ. Cũng không mấy ai thấy khu Ngoài Da bệnh viện Bình Dân là có gì đáng học với những bệnh nhân bôi thuốc xanh thuốc đỏ triền miên, và ở những buổi khám bệnh ngoại chẩn là những bệnh nhân bệnh cùi, bệnh giời leo, bệnh tràng nhạc,  các bệnh sần, ngứa, sùi ngoài da chữa mãi không khỏi. Còn giáo sư Nguyễn Văn Út trưởng khoa thì có người xấu miệng đã bất kính xì xào bàn tán đối chiếu cái đầu mũi đỏ của ông với sự bất lực của chuyên khoa Ngoài Da. Một cách thành thực, cá nhân tôi không nhớ ông Út về điều này. Mà vì câu ông nói trong buổi dậy bệnh lý ngoài da đầu tiên  “La dermatologie, c’est la médecine générale” (Chuyên khoa Ngoài Da là chuyên khoa nội thương). Lúc đó, trong cái tâm trạng coi thường chuyên khoa Ngoài Da bất lực đối với vô số  bệnh ngoài da và sự thiếu hiểu biết về Y khoa, tôi đã nghĩ giáo sư Út nói thế vì mặc cảm, muốn đưa chuyên khoa Ngoài Da lên ngang hàng chuyên khoa Nội thương. Sau nhiều năm thực tập và hành nghề, học hỏi qua đủ ngành do thời thế đưa đẩy, mới hiểu rằng lời giáo sư Út phản ảnh sự hiểu biết sâu sắc về chuyên khoa của ông cũng như về tình trạng Y khoa nói chung  thời đó và ngay cả bây giờ.

Nhìn sang một góc cạnh khác, nếu không có cơ duyên mà biết được hay để ý tới các hoàn cảnh trưởng thành trước khi vào y khoa và những sinh hoạt ngoài trường Y khoa của các thành viên ban giảng huấn, thì không biết rằng ban giảng huấn không chỉ gồm những người thực hành y thuật, phát triển y nghiệp hay diễn giảng y khoa mà đã có nhiều người y sĩ dấn thân, nhưng không ồn ào trừ phi trong hoàn cảnh đặc biệt. Nói khác đi, không chỉ nằm trong khuôn khổ chuyên môn. Tôi chỉ xin kể một vài tên như Ngô Gia Hy, Đào Đức Hoành vân vân…

Hàng trước từ trái qua phải: các Giáo Sư Đào Đức Hoành, Giáo Sư Ngô Gia Hy (chánh chủ khảo với áo choàng đen), Giáo Sư Nguyễn Huy Can và Giáo Sư Đặng Văn Chiếu. Hàng sau từ trái qua phải: Các bác sĩ Lê Mỹ Phượng, Phạm Hữu Trác, Nguyễn Văn Lâm, …

Hàng trước từ trái qua phải: các Giáo Sư Đào Đức Hoành, Giáo Sư Ngô Gia Hy (chánh chủ khảo với áo choàng đen), Giáo Sư Nguyễn Huy Can và Giáo Sư Đặng Văn Chiếu. 
Hàng sau từ trái qua phải: Các bác sĩ Lê Mỹ Phượng, Phạm Hữu Trác, Nguyễn Văn Lâm, Dương Hồng Huấn (áo choàng đen), Nguyễn Hoàng Hải và Trần Gia Khải.

 

*Có mặt ở đây hôm nay là một giáo sư lúc nào tôi cũng coi là người trẻ dù đã trở thành khoa trưởng – vị khoa trưởng cuối cùng của Y khoa đại học Sàigòn - là giáo sư Đào Hữu Anh,  mà  tinh thần gia đình đại học y khoa Sàigòn tôi đã có dịp thâm cảm. Tuy ở trong ban giảng huấn, nhưng tôi chưa từng nói chuyện với giáo sư Anh. Mà giáo sư Anh thì có lẽ chỉ nghe tên tôi chứ không biết mặt, vì tôi chỉ chúi ở bệnh viện Nhi đồng hay Bì nh Dân, chứ không lên văn phòng bởi không có việc gì. Một ngày thượng tuần tháng 4/1975, trong cái không khí bấp bênh lúc đó, tôi đã lên trường tìm gặp giáo sư khoa trường để xin một giấy chứng nhận tiếng Anh cái trách vụ của tôi lúc đó trong trường là giảng sư. Không hỏi tôi xin giấy chứng nhận làm gì, ông đã ngay lập tức cho đánh máy rồi ký đưa cho tôi. Nếu hỏi để làm thì có lẽ tôi cũng  khó trả lời, vì không biết chắc để làm gì*.

Giáo sư Trần ngọc Ninh, người cao tuổi nhất còn lại hiện nay của ban giảng huấn Y khoa đại học Sàigòn thuở ban đầu thành lập, mặc dầu người không khỏe, đang ngồi với chúng ta trong buổi họp mặt này là một trường hợp đặc biệt. Ông là mẫu người ưu tú, thông thái, sản phẩm của quan niệm giáo dục cổ điển Pháp. Ở cương vị giáo sư, ông là người tạo thách thức. Tìm tòi cái mới. Hiểu tinh yếu và áp dụng. Ông không dậy theo cung cách rành rọt, đầy đủ chi tiết như giáo sự Trần Quang Đệ, hay kiểu “phác đồ điều trị” lối VC cho những đầu óc giới hạn. Ông chú trọng đến tinh yếu của những vần đề trình bầy. Chắc các bạn còn nhớ những nguyên tắc vô thương, vô trùng, nguyên tắc sinh học, cơ học, nguyên lý lành mô tự nhiên vân vân mà ông nhắc đi nhắc lại trong các buổi đi khám bệnh. Ông kể chuyện Ambroise Paré nhà giải-phẫu-thợ-cạo Pháp thế kỷ thứ 16 bỏ cách chữa thương do đạn nổ theo lý thuyết cổ truyến là đổ dầu đun sôi vào vết thương để “giải độc” và “đốt cầm máu” (cautériser), cốt là để nói đến tinh thần quan  sát thực nghiệm và thách đố quy ước của Paré. Ông nhắc lời Paré nói “je le pansai Dieu le guérit : Tôi băng (cho bệnh nhân) Trời chữa (khỏi bệnh nhân), để cho thấy khả năng giới hạn của y khoa, và vai trò quan trọng của khả năng tự nhiên chống trả để lành bệnh của con người. Những người nặng niềm tin tôn giáo trong chuyện này sẽ nghĩ đến Trời, đến Chúa. Điều này không sao cả. Nhưng theo tôi nghĩ thì thời nay người ta đang tìm tòi nguyên do sinh bệnh và lành bệnh tự nhiên qua những nghiên cứu chưa đi được bao xa về tế bào, về sinh học phân tử (tuy những chuyện này đã được quảng cáo thổi phồng và khai thác thương mại).

thay-Ninh.jpg

Giáo sư Trần Ngọc Ninh và bác sĩ Đặng Phú Ân.

Giáo sư Ninh ý thức được vai trò của con người ưu tú - trong xã hội. Theo tôi, đó là lý do tại sao ông viết cuốn Nguyễn Du và Đoạn Trường Tân thanh, mà người đọc để ý suy nghĩ một chút sẽ thấy cái thân phận cay đắng của Nguyễn Du và nhiều trí thức khác thời Lê tàn, Trịnh mạt, Tây Sơn bột phát và Nguyễn sơ không khác bao nhiêu thời đại ngày nay. Biết cái phải cái hay nhưng không thể chọn đường nào cho đúng cho tròn. Phủi tay lánh đời vì biết mà làm không được như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp? Hay là như Ngô thì Nhậm dấn thân một thời để sau cùng cảm khái thốt ra “Thế Chiến quốc, thế Xuân thu. Gặp thời thế thế thời phải thế” trước khi bị hành tội ? Hay là như Nguyễn Du ẩn nhẫn qua ngày để vào cuối đời le lói, chỉ còn vui với cái xúc cảm mang mang một thời, khi gặp lại người đẹp xưa mặc nguyên chiếc áo hồng ngày cũ che mặt hát? Mà viết: “đoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti” – ngó sen đứt rồi còn vương những sợi tơ, trong bài thơ Ngô đệ cựu ca cơ. Câu này đã biến thành “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” trong Đoạn trường Tân thanh viết sau chuyến đi sứ Tầu trở về. Trong chuyến đi sứ, Nguyễn Du đã thăm được Phân kinh thạch đài dựng bởi thái tử Lương Chiêu Minh (thế kỷ thứ 6) khi Phật giáo được đẩy mạnh, để thấy rằng chỉ còn cái nền đá, và cây cỏ, không còn lấy một chữ. Do vậy thấm thía cái nguyên lý vô thường, tóm tắt bằng câu kết “Chung tri vô tự thị chân kinh” trong bài thơ tức cảnh Phân kinh thạch đài ( nghĩa là “Sau cùng thì biết rằng kinh chân thực là kinh không có chữ”)

Đến đây, chắc quý bạn cũng như tôi thấy tất cả các thành viên ban giảng huấn Y khoa đại học Sàigòn đều có những độc đáo. Độc đáo không chỉ trong kỹ thuật. Mà còn ở ngoài y thuật và y nghiệp.  Nhưng sinh viên thì ra sao, hay là cái độc đáo này được truyền tới sinh viên ra sao?

*Tôi muốn nói đến một nội trú đàn chị ở khu giải phẫu tiểu nhi bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Marguerite Trần (thường gọi là Margot). Bác sĩ Margot là con một bác sĩ giầu có danh tiếng ở Sàigon thời đó. Chỉ nói tiếng Tây giọng Tây (vì thế khởi đầu tôi không có cảm tình, cũng như là đối với giáo sư Trần Quang Đệ). Thấy tôi chăm chỉ lui cui theo chị đi khám bệnh và cái gì cũng hỏi (vì năm thứ nhất đi thực tập bệnh viện chẳng khác gì chim chích lạc vào rừng) chị đã cho tôi tập sách in ronéo luyện thi ngoại trú  của giáo sư Massias chị đã học, giữ rất kỹ và khuyến khích tôi học.  Để trả ơn, tôi đã chờ đến dịp tết mua tập thơ Mây và Say của Vũ Hoàng Chương, đem đến nhà tặng chị. Tôi đã chọn hai quyển thơ này như là một thách đố con người trường Tây. Điều tôi không chờ đợi là chị đã ngồi cùng với tôi bình luận những bài thơ Vũ hoàng Chương đến khuya!  Ra trường, liên lạc chỉ là vào những dịp ngày tư ngày tết. Sau 1975 là bặt tin. Mãi tới cách đây vài năm do cơ duyên gặp lại một bạn thân cùng lớp ra thăm hải ngoại mới hỏi chuyện bạn cũ y khoa Sàigòn và hỏi thăm chị. Khi chị hỏi tôi liệu có tính về thăm Việt Nam thì tôi đã nói không, vì hoàn cảnh không thuận tiện. Chị lại làm tôi ngạc nhiên khi vắn tắt trả lời với câu “thời lại phong tống Đằng Vương Các”, trong chuyện thư sinh 15 tuổi Vương Bột ở thật xa nhưng gặp thời được gió thổi kịp đến lầu Đằng Vương mà phóng bút làm bài phú Đằng Vương Các để đời, vượt xa các văn nhân thi sĩ đã tụ tập tại đó: Người lớn lên trong nền giáo dục Pháp, chỉ nói tiếng Tây, mà bình luận về thơ Vũ Hoàng Chương,  rồi lại biết lai lịch bài phú Đằng vương các của Vương Bột đời Sơ Đường!  Các quý vị có nghĩ là độc đáo không?  Nhưng Margot không phải là bác sĩ độc nhất như thế.  Chắc một số bạn có đọc những bài thơ trên mạng của bác sĩ Huỳnh Anh Shroeder  (dân trường Tây) dễ dàng diễn tả từ cây trái đến tình tự con người đất Việt.  Bác sĩ Anne Capdeville  hành nghề thần kinh tâm trí, vẽ thiên nhiên, mà cũng vẽ hình trang trí  cho một nhà thờ ở Pittsburg, nhưng lúc nhàn dư với bè bạn không quên kể chuyện Việt Nam xưa mẹ dậy con gái phải chừng mực đằm thắm, không dễ dãi buông thả vân vân…*.

Tôi cũng muốn kể một trường hợp cá nhân khác là bác sĩ Đỗ Như Hồng. Tôi không thường giao du tiếp xúc, ngoài một vài trao đổi trong các cuộc hội họp y sĩ. Nhưng  khi có một phụ nữ hoạt động tôi biết không có bảo hiểm y tế cần được khám sức khỏe và thử nghiệm máu, tôi từ xa liên lạc nói chuyện với bác sĩ Hồng nhờ giúp đỡ hy vọng được hưởng  giá tối thiểu. Thì bác sĩ Hồng đã tận tình giúp đỡ cho đương sự không tốn phí, cho luôn tiền thử máu*

Trong cái tâm thức chung của sinh viên, tôi còn nhớ sau biến cố 1 tháng 11/63, tại giảng đường M1, trong buổi trình bày vận động các sinh viên làm một tờ báo y khoa, đã có sự tham dự của đông đảo sinh viên mà đa số là từ năm thứ ba lúc đó trở lên. Sau khi thấy rằng đúng là cần có một tờ báo, nhiều tên đã được đưa ra, nhưng hai chữ Tình Thương đã được chấp nhận. Từ đó ra đời nguyệt san Tình thương liên tục nhiều năm, nhờ sự đóng góp bài vở, tình nguyện đi xin quảng cáo của các sinh viên dấn thân. Cho tới khi tình hình thay đổi, tâm thức con người thay đổi, dầu tinh thần gia đình y khoa vẫn còn. Thực thế, sau tháng tư 1975, tinh thần này biểu hiện ra cụ thể ở Canada qua bác sĩ Phạm Hữu Trác, với sự tích cực hỗ trợ của đàn anh Nguyễn Tấn Hồng người đã từng mấy lần làm bộ trưởng, sống và hành xử với quan niệm tương thân tương trợ, giúp nhau từng chai nước mắm, khuyến khích nhau học lại thi lại. Hội Y sĩ Canada đã ra đời trong hoàn cảnh như thế, với Tập san Y sĩ Canada đều đặn xuất hiện định kỳ, mà bền bỉ đóng góp từ tài chính tới nội dung là một số các anh chị em đã làm nguyệt san Tình Thương cũ cùng với nhiều anh chị em Y khoa Sàigòn khác ở khắp hải ngoại. Lai rai tiếp tục tới nay, tuy không tránh khỏi nét già nua. Nhưng mà đáng nói hơn cả, theo tôi, là hội Y sĩ Canada đã tổ chức được một đại hội  ở Montreal quy tụ đông đảo anh chị em bác sĩ đại học y khoa Sàigon tứ tán nhiều nơi trên thế giới, mà tôi nhớ là có giáo sư Trần Quang Đệ từ Pháp sang họp mặt. Để sau những bất đồng tranh cãi kéo dài, đã thành lập được hội Quốc tế Y sĩ Việt nam Tự do với lập trường không né tránh chính trị, có quan điểm chính trị rõ ràng không chấp nhận chế độ VC. Với sự kiện này, gia đình Y khoa đại học Sàigòn đã dấn thân hòa vào gia đình lớn là dân tộc, nghĩa là không chỉ cứu nhân độ thế bằng y khoa, mà trong các mặt cuộc sống, tuy rằng con người kỹ thuật và chú trọng với y nghiệp là đa số. Đây là một quan điểm rất mới so với các hội kỹ thuật hay ái hữu trong cộng đồng Việt nam hải ngoại, cho tới ngày nay.

Trường Y khoa đại học Sàgòn không còn nữa, do biến cố 30 tháng 4/1975 VC chiếm được miền Nam. Những đóng góp về mặt y thuật của các bác sĩ Y khoa Sàigòn không thể nhiều vì tổng số các bác sĩ không nhiều, nhưng không thua các bác sĩ khác. Trong các xã hội tư bản, coi các bác sĩ là các nhà cung cấp dịch vụ (provider), nhiều bác sĩ Y khoa đại học Sài gòn đủ khả năng khai dụng y thuật để làm chủ những y nghiệp giầu có.

Cái độc đáo của trường Y khoa đại học Sàigon như thoáng lược ở trên không chỉ ở từng người, sinh viên cũng như ban giảng huấn,  mà ở trong cái tâm thức gia đình, Gia Đình Y Khoa - không vì cảm tính bo bo mầu cờ sắc áo hay địa phương. Không chỉ  cứu nhân độ thế qua xử dụng thuốc và thuật, nhưng với Tình Thương rộng lớn san xẻ  chúng ta đã thấy qua lập trường thành lập hội Quốc Tế Y sĩ Việt Nam Tự do. Bởi vì trước khi là bác sĩ mỗi chúng ta đã và còn là người Việt Nam, trong nhãn quan toàn diện y khoa (holistic) của một con người thực-là-bác-sĩ. Trên cái nền chung này, tuy không gần mà vẫn thân, tuy xa mà vẫn không sơ. Xin tham lam mở ngoặc nói thêm một trường hợp điển hình là bác sĩ Vũ Thị Thoa ở Paris, tuy đã lớn tuổi và không liên lạc di chuyển nhiều, nhưng vẫn được các anh chị em Tập san Y sĩ Canada chị chị em em nhắc nhở trao đổi. Người nào có dịp sang Pháp thì ghé tới thăm.

bác sĩ Vũ Thị Thoa ở Paris

bác sĩ Vũ Thị Thoa ở Paris

Mô tả vắn tắt, có thể tạm gọi là tinh thần Y Đạo. Mà mục đích tối hậu là giúp cho con người có bệnh cũng như không bệnh Thân Tâm An Lạc. Trong đó có mình.

Trần Xuân Ninh

Ngày 18 tháng 2/2018

Mưỡu hậu

Nội dung bài này đã được soạn để trình bày trong buổi họp mặt của các bác sĩ Y khoa đại học Sàigon ngày mồng 3 Tết Mậu Tuất tại Orange County California.  Vì thời gian giới hạn là 10 phút, một số đoạn (*…*)  và một vài câu lẻ nói về các chi tiết đã phải bỏ tại chỗ, nhưng vẫn qúa giờ,  vì nói thuận miệng mà không đọc theo bài, và ban tổ chức thông cảm, không cắt micro. Có lẽ vì giáo sư Đào hữu Anh mở đầu đã nói rất ngắn, và cũng có lẽ vì một vị khác dự tính là phát biểu nhưng đã không nói cho nên toàn bộ phần phát biểu không quá thời gian ấn định. Tại chỗ, sau khi chấm dứt, người trình bày đã cảm ơn  ban tổ chức cho sống lại những giây phút thách đố hứng thú khi vào thi vấn đáp nội trú cách đây nửa thế kỷ, phải làm sao gói tròn những điều hội đồng chấm thi muốn nghe  trong thời gian vài phút phù du, tránh cảnh  các giám khảo bỏ bút xuống, nhổ râu cằm.

Cuối buổi họp mặt, một vài anh chị em trong ban tổ chức đã yêu cầu gửi cho bài viết để phổ biến. Cho nên mới có bài này hoàn chỉnh với những hình ảnh bè bạn trong đó có bác sĩ Đặng phú Ân cung cấp mà không thể chiếu lên trong buổi họp mặt, vì không có giờ.

Sau chót, trong hình giáo sư Trần Quang Đệ chụp cùng môn sinh bệnh viện Chợ Rấy quý vị nào nhận ra tên các sinh viên đứng ở hàng sau xin cho người viết biết. Kính cám ơn.

Sau chót, trong hình giáo sư Trần Quang Đệ chụp cùng môn sinh bệnh viện Chợ Rấy quý vị nào nhận ra tên các sinh viên đứng ở hàng sau xin cho người viết biết. Kính cám ơn.

TXN