Ở tuổi già, hầu như ai cũng sợ bị mất trí nhớ hay lãng trí. Vì đa số chứng lãng trí ở người già là do bệnh Alzheimer’s nên ai nấy đều mừng rở khi FDA gần đây chấp thuận thuốc mới chống beta-amyloid và có thể làm chậm sự tiến triển của căn bệnh quái ác ấy mặc dù kết quả khảo cứu lâm sàng cho thấy thuốc chỉ có công hiệu rất nhẹ, không thể gọi là khả quan.
Một điều ít ai để ý là trên người lớn hơn 60 tuổi, bệnh lãng trí, kể cả Alzheimer’s không còn lệ thuộc nhiều vào gene di truyền như các trường hợp hiếm hoi của bệnh Alzheimer’s trên người trẻ hoặc trung niên. Ở người già chứng lãng trí thường có liên hệ với các rối loạn biến dưỡng gây bệnh cao huyết áp, cao mỡ máu và Tiểu Đường Loại 2.
Vào năm 2014-2015, tôi đã viết bài về các loại thuốc chống cao huyết áp có bằng chứng lâm sàng giúp bệnh nhân tránh khỏi các chứng lãng trí (dementia):
Theo các khảo cứu hồi đó thì thuốc Nicardipine thuộc nhóm Dihydropyridine Calcium Channel Blocker và nhóm thuốc Angiotensin Receptor Blocker (ARB) có công hiệu phòng ngừa đáng kể.
Những năm kế tiếp, các khảo cứu khoa học cơ bãn cho thấy hệ thống Angiotensin Receptors trong mô óc đóng vai trò quan trọng trong lượng máu lưu thông qua óc, sự dùng đường glucose ở neuron và cả việc tích tụ beta-amyloid trong bệnh Alzheimer’s. Như tóm tắt trong sơ đồ sau đây:
Trong lúc các hoạt động viên của các hiệp hội ủng hộ khảo cứu bệnh Alzheimer’s mà họ cho rằng số người bệnh ngày càng gia tăng để hô hào tạo áp lực tăng ngân sách dành cho người già, thì khảo cứu ở Âu châu và Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trong quần chúng đang giảm 13% mỗi thập niên:
Đây là một tin vui trong Y giới nhưng bị báo chí và các hoạt động viên ém nhẹm vì họ không muốn mất áp lực chính trị để gia tăng ngân sách khảo cứu về bệnh Alzheimer’s. Một lý do đáng kể đưa đến tỷ lệ nhiễm bệnh mất trí nhớ giảm là do các Bác Sĩ tại Âu Mỹ đả chuyên tâm chửa chứng cao huyết áp mà trong đó một số không nhỏ bệnh nhân có may mắn được dùng thuốc có tác dụng làm giảm bệnh mất trí nhớ như đả nói ở trên.
Một khảo cứu công phu mới đây khẵng định vai trò của các loại thuốc trị cao huyết áp mà có thể ngừa bệnh mất trí nhớ vừa được công bố:
Sau khi theo dỏi gần 5 năm, các bệnh nhân lớn tuổi dùng thuốc trị cao huyết áp có tác dụng kích thích Angiotensin II Receptors loại 2 và 4 được giảm nguy cơ mất trí nhớ đến 25%. Bài sau đây cho thấy rõ thuốc nào là ích lợi:
Đó là các thuốc khá thông thường: Angiotensin I Receptor Blockers, Dihydropyridine Calcium Channel Blockers và Thiazide lợi tiểu làm giảm chứng mất trí nhớ đến 45%.
Tóm lại, bằng chứng khoa học mạnh nhất hiện nay để giảm nguy cơ của bệnh mất trí nhớ ở tuổi già (cả MCI và Dementia) là dùng các thuốc chống huyết áp cao khá thông thường như Losartan (ARB) hay Nicardipine hoặc Amlodipine và HCTZ. Không nên dùng ACE Inhibitor (ACE-I) và Beta-blockers hay Diltiazem, Verapamil etc….
Đặc biệt chú ý Beta-blockers vẫn được dùng cho bệnh tim nhưng nên tránh dùng để chửa huyết áp cao do thường đưa đến tai biến mạch máu não.
Hiện nay, dùng đúng loại thuốc chửa huyết áp cao có công dụng phòng ngừa mất trí nhớ tuổi già tốt hơn tập thể dục, ăn uống tốt và cả loại thuốc chống beta-amyloid mới được FDA chấp thuận theo các bằng chứng khoa học lâm sàng.
Phạm Hiếu Liêm, MD