Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Cha Lichtenberger tấm lòng vị tha và năng khiếu y sư (de "l’âme de la chose"au "tact médical")

Bác sĩ chủ bút tập san Y Sĩ Canada gợi ý tôi viết về một Giáo sư của đại học Y Khoa Saigon, viết về Giáo sư của mình bao giờ cũng là đề tài gây cho tôi nhiều cảm hứng vì tôi hiểu rằng trò là sự tiếp nối của Thầy nên hiểu Thầy là hiểu được mình, hiểu được khả năng tiềm ẩn của mình, hiểu được ước vọng của mình.
Nhưng viết về Giáo sư nào ? Ít lâu nay tôi tập thói quen là mỗi lần muốn tìm câu trả lời cho một vấn đề gì là tôi tập tĩnh tâm để nghe tiếng lòng mình. Quả vậy vài ngày sau thì tên Cha Marcel Lichtenberger vang trong tâm trí tôi, rồi hình ảnh một buổi sáng mùa đông năm 1984 tôi đáp xe lửa xuống Namur, đến phòng thí nghiệm nghiên cứu tế bào di truyền học nơi Cha đang làm để xin Cha hỗ trợ hồ sơ xin học lại Y Khoa của tôi tại Bỉ.
Với lại như trong lá thơ in trong tập san Y Sĩ số xuân tôi đã trình bầy lòng tin của tôi vào bản chất con người là tình thương và ánh sáng nên tôi nghĩ cuộc đời của Cha sẽ là một bằng chứng cụ thể cho bản chất này.
Tôi viết Mail cho Bác sĩ chủ bút ngỏ ý muốn của tôi. Bác sĩ chủ bút gởi cho tôi bài viết của Bác sĩ Phan thị Mai và của Dòng Tên về Cha Lichtenberger đã được đăng trong Tập San Y Sĩ số tháng 7 năm 2007 và chờ tôi tùy nghi viết tiếp.
Có một sự trùng hợp kỳ lạ là từ đầu năm nay tôi chuyển hướng làm việc, tôi về làm tại vùng rất gần nơi quê Cha (Athus) nên tôi có ý định gặp gia đình Cha. Tôi tìm trong niêm giám điện thoại vùng Athus thấy tên M. Lichtenberger, tôi mạo muội điện thoại đến đó tự giới thiệu và nói mục đích của mình. Bà Lichtenberger đây là cháu gọi Cha là chú hay bác, bố Bà đã mất, mẹ bà thì đã trên 90 tuổi nên không nhớ gì nhiều và bà giới thiệu tôi với bà chị em họ và nói bà này đang sưu tầm tài liệu về Cha. Bà Quoirin là cháu gọi Cha bằng cậu, bố mẹ bà đều mất cả và khi nghe tôi nói ý định của tôi viết bài về Cha thì bà nói”Cha đã thoát ly gia đình,”marier”với Dòng Tên nên gì của Cha là của Dòng Tên, ngay cả việc Cha mất cũng được an nghỉ nơi phần mộ Dòng Tên chứ không ở gia đình”và bà cho tôi một ít tài liệu nhưng tôi đặc biệt chú ý đến bài lược dịch tiếng Việt bài viết của Cha Joseph Reinbold đã được đăng trên tập san Chine – Maduré - Madagascar năm 1986 với nhan đề”Un missionnaire peu ordinaire: Le Père Marcel Lichtenberger, 1906-1985”. Đây là tài liệu duy nhất mà phòng hồ sơ lưu trữ của Hội Thừa Sai Dòng Tên Paris có về Cha.
So với bài viết của Dòng Tên (đã in năm ngoái ) thì về phần tiểu sử và sự nghiệp không khác gì nhưng tôi đặc biệt chú ý đến nhan đề của dịch giả: ”Một người thầy dậy dỗ bằng cuộc sống” và lời mở đầu của tác giả như sau :
“Câu chuyện về một linh mục bình thường đến độ phi thường, đến 48 tuổi mới tốt nghiệp bác sĩ, rồi trở thành thầy của một bác sĩ mà đến 48 tuổi mới thụ phong linh mục .
Năm 1957, khi Cha Lichtenberger chuẩn bị sang miền Nam Việt Nam, Bác sĩ Georges, giám đốc các phòng thí nghiệm của tập đoàn dược phẩm Christiaens ở Bruxelles, khởi đầu diễn văn tống biệt như sau :”Nếu người ta hỏi tôi theo kiểu tập san Reader’s Digest : Ai là người phi thường nhất mà bạn đã từng gặp ? tôi sẽ trả lời ngay không một giây do dự : Cha Marcel Lichtenberger”, Cha là một người có thiên tài nghiên cứu, cái thiên tài của Claude Bernard, vì Cha đặt việc thí nghiệm và quan sát các dữ kiện lên hàng đầu; Cha là một Giáo sư hăng say, năng động và sáng tạo trong quá trình nghiên cứu khoa học”
Có những người nghĩ rằng đời sống tu trì sẽ bóp chết những khả năng nhân bản, thu hẹp cá tính của những ai đi vào con đường ấy, cũng giống như nghệ thuật giồng cây cảnh của Nhật tạo ra những cây bonsai lùn tịt và biến dị. Nếu những người này gặp được vị thừa sai hăng say này, họ sẽ thấy rằng đời sống tu trì không hề dìm đi khả năng đáng kinh ngạc của con người, không làm ngơ trước những vấn đề của cuộc sống, và cũng không kìm hãm sức vươn lên. Khi tôi gặp Cha lần đầu cách đây gần 60 năm (1926 ) cha còn là một chàng trai trẻ ở độ tuổi đôi mươi, nhỏ người, lực lưỡng, cái đầu hơi lớn, sọ não phồng lên như một vòm bách khoa, tóc húi ngắn trông hơi hung hăng; loại người bảo vệ tư tưởng mình một cách hăng say mà không trở ngại nào có thể ngăn cản nổi. Một người bạn của Cha thời ấy, sau này trở thành giám mục ở Cameroun, vẫn còn nghe Cha”phán”với giọng chắc nịch mà không cho ai bàn cãi”Tôi không thể chấp nhận rằng khi ta có những ý tưởng quảng đại mà lại không làm hết sức mình để thực hiện những ý tưởng đó.”
Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin tóm lại tiểu sử của Cha để tìm hiểu bài học vô giá mà Cha đã dậy học trò bằng cuộc sống làm gương của mình.
Sau khi dự buổi giảng thuyết của Cha Michel Lebbe về công tác tông đồ tại Trung Hoa, Cha xúc động về sự khó khăn của dân bên đó và cảm thấy bị thúc dục phải thực thi những nỗ lực thích nghi để giúp họ.
Qua một kỳ tĩnh tâm tại Arlon (Bỉ), 3 năm ở Dòng Tên Florennes (Pháp) , và 2 năm dậy học tiếng La tinh lớp đệ thất để đợi nghe sự xác định của lòng mình, ngày 01 tháng 10 năm 1929 Cha vào nhà tập Florennes của các Cha Dòng Tên (Pháp) với nguyện vọng được sang Trung Hoa càng sớm càng tốt. Sau khi hoàn tất 2 năm nhà tập, Cha thi hành nghĩa vụ quân sự với tư cách là y tá trong ngành quân y Bỉ.
Ngày 20 tháng 8 năm 1932 Cha thực hiện cuộc hành trình dài đến Trung Hoa đầy vất vả chông gai bởi chiến tranh du kích Hoa-Nhật và thiên tai lụt lội bão táp...
Cha bắt đầu học tiếng Hoa và học triết để có thể hiểu và tiếp xúc sâu xắc với người dân, Cha tiếp thu rất mau nên còn thời gian nghiên cứu vi khuẩn, mô học và vật lý. Cha đã lắp ráp được một hệ thống điện thoại tự động để thay thế những điện thoại cổ lỗ hay bị hỏng trong những cơ sở của giáo điểm. Sau một thời gian kỷ lục Cha đã nắm vững ngôn ngữ Hoa, nói rất đúng giọng nên Cha đã có đủ khả năng để trợ giúp đắc lực trong bệnh viện Saint Joseph, một bệnh viện do cha Verdun thành lập cho bệnh nhân của một vùng có trên dưới một triệu dân. Một Bác sĩ người Hoa đến 2-3 lần mỗi tuần yêu cầu Cha làm những xét nghiệm đơn giản. Khi các nữ tu y tá gặp trường hợp khó khăn mà không có Bác sĩ ở đấy thì nhờ Cha giúp đỡ và Cha đã đem ra thực hành những kiến thức đã học được trong thời gian nhập ngũ tại Bỉ ...
Học xong triết Cha học thần học, được dự định đi dạy sinh học và tâm lý thực nghiệm cho các nhà tu trẻ dòng Tên. Để sửa soạn, Cha theo cha Lejag, Giáo sư tim mạch tại đại học Bình Minh và tại đây Cha đã xây dựng hoàn chỉnh máy điện tâm đồ, một trong những điện tâm đồ đầu tiên xuất hiện tại Trung Hoa ...
Liên lạc với các tỉnh khó khăn, Cha ráp một máy phát thanh để bắt liên lạc bằng radio mỗi sáng nên thường bị chế độ làm khó dễ vô cùng. Các Bác sĩ người Hoa, đều bỏ bệnh viện trốn đi. Cha bất đắc dĩ phải thay thế họ làm bác sĩ và nhà giải phẫu: mổ chấn thương sọ não do đạn, mổ lưỡi lê đâm thủng dạ dầy với kết quả kỳ diệu nên danh tiếng của vị bác sĩ giải phẫu mới này truyền khắp vùng nhanh như lửa cháy. Người ta ùn ùn đến bệnh viện Saint Joseph, Cha đã tiến hành hàng ngàn cas giãi phẫu: cắt các chi, mổ ruột thừa, mổ thai, và nhất là mổ tinh thể mắt, một lãnh vực mà Cha trở thành chuyên viên ...
Năm 1945, Nhật rút quân, Trung Hoa thuộc về tay cộng sản họ muốn đẩy các tông đồ đi nhưng các cha vẫn ở lại để giúp dân. Cha Lichtenberger bị bắt giam 6 lần với thời lượng khác nhau từ 5 ngày đến 9 tháng. Cha bị buộc vào nhiều tội khác nhau một cách trên trời dưới đất như tiêm thuốc cho người bị thương cho anh ta chết, làm gián điệp cho đế quốc chuyển tài liệu cho họ bằng máy thu thanh và thậm trí bằng điện tâm đồ... Trong khoảng thời gian được tự do Cha lại khám bệnh và giải phẫu tại bệnh viện. Rồi cuối cùng các người cầm quyền trục xuất các Cha ngày 29 tháng 7 năm 1948 với lý do :”đã muốn kìm kẹp nhân dân Trung Hoa trong tình trạng nô lệ vì họ đã bị nhiễm vi trùng tư bản vô phương cứu chữa”. Tất cả những biến cố này đã để lại cho Cha một dư vị cay đắng !!!
Về Pháp Cha tiếp tục hoàn tất năm thứ ba tập viện và quyết định lấy bằng bác sĩ. Ở tuổi 43, Cha trở lại băng ghế đại học Louvain tại Bỉ khi đã là một”bác sĩ”có kinh nghiệm và nổi tiếng. Cha hoàn thành 80 tín chỉ trong vòng 4 năm thay vì 7 năm như mọi người. Trong quá trình tập sự tại nhà điều dưỡng Mont-sur-Meuse Cha đã khám phá và hoàn chỉnh một thuốc trụ sinh mới để chữa bệnh lao khiến tập đoàn dược phẩm Christiaens ở Bruxelles chú ý đến Cha và mời Cha đến các phòng thí nghiệm của mình để tiếp tục nghiên cứu và Cha đã làm tại đó 3 năm trước khi được đề nghị đi phụ trách Khoa mô phôi học tại Đại Học Y Khoa Sàigon. Cha rất phấn khởi chấp nhận.
Tại Việt Nam, khoa mà Cha phụ trách đang ở trong tình trạng thiếu tổ chức đến độ như chưa hề có khoa này. Trong 17 năm Cha xây dựng bộ môn, việc dậy học và nghiên cứu khoa học trở thành công tác tông đồ chính yếu của Cha. Tuy nhiên các sáng chủ nhật Cha thường khám bệnh miễn phí tại một bệnh xá dành cho người nghèo và tại một viện mồ côi. Cha thành lập Hội Y Sĩ Công Giáo Việt Nam và Cha là tuyên úy. Đó là một phạm trù làm việc tông đồ đặc biệt quan trọng vì phải củng cố lòng tin để họ đối diện với những ngày khó khăn mà Cha thấy sắp sửa xẩy ra .
Cha quá đau khổ ở Trung Hoa nên lo lắng mãi cho tương lai Việt Nam. Những lo lắng đó ảnh hưởng đến sức khỏe của Cha và vài tuần trước khi người cộng sản tiến vào Sàigon Cha bị nhồi máu cơ tim, Cha nhập viện ba tuần, sau đó trở về Pháp rồi về Bỉ làm tại Phân Khoa Đại Học Notre Dame de la Paix ở Namur. Cha phụ trách phòng thí nghiệm nghiên cứu tế bào di truyền học. Trong cộng đoàn Cha là người bác sĩ tư vấn biết lắng nghe, sẵn sàng ngày cũng như đêm đến giúp đỡ ai kém sức khỏe, dù cho Cha cũng cần nghỉ ngơi vì tình trạng sức khỏe của mình...Trên vách tường chính trong văn phòng Cha, Cha treo bản đồ Trung Hoa và Việt Nam, thêm vào đó là bản đồ Liban lúc ấy đang bị vùi dập trong thảm hoại... Trái tim Cha vẫn tiếp tục đập theo nhịp đập của thế giới ... Sau hai lần nhồi máu cơ tim, Cha được chở đến bệnh viện và qua đời ngày 10 tháng 12 năm 1985.
Vị linh mục nhân hậu này đã không bao giờ làm ngơ trước những khốn cùng của người khác, đã băng bó thân xác, trí tuệ, và tâm hồn (corps physique, corps mental et corps spirituel) cho bao nhiêu người. Giờ đây Người ra đi lãnh nhận phần thưởng của cả một cuộc đời mà Người đã trọn vẹn dâng hiến cho tha nhân.
...Chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý giá từ cuộc sống của Cha, nhưng trong khuôn khổ bài này tôi xin tìm hiểu tại sao Cha có thể hành nghề y khoa với kết quả kỳ diệu trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khi Cha chưa được sự huấn luyện y khoa đại học?
Chính Cha đã kể lại 2 lần giãi phẫu đầu tiên của mình :”người ta mang lại cho tôi một người Hoa ... bị một viên đạn bắn vào đầu. Viên đạn xuyên qua thái dương trái chạy vòng theo hộp sọ rồi nằm vào thái dương phải. Người bệnh hôn mê nhưng luôn miệng chửi thề khiến các nữ tu hốt hoảng. Thế là tôi khoan xương lấy các mảnh xương vỡ ra và rửa sạch phần sọ nhô ra ngoài mà không dám gắp viên đạn ra. Tôi tống cho bệnh nhân rất nhiều kháng sinh (sulfamide). Anh ta tỉnh dậy nhưng không thể nói được ngay, ngoại trừ hét những câu chửi thề như lúc trước ... Vài tháng sau, khi tôi gặp lại anh, anh nói năng gần như bình thường.
Vài ngày sau lần can thiệp may mắn đó, người ta lại mang đến cho tôi một người bị thương nặng khác. Anh này ngồi trên ngưỡng cửa, bỗng có hai người lính Nhật đi ngang. Để đùa chơi, một người lính đã lấy lưỡi lê đâm vào bụng anh ta. Người ta báo cho tôi hay lúc tôi đang dậy học. Trong vòng 10 phút, tôi xem qua sách giải phẫu khẩn cấp, rồi chạy đến với người bị thương. Thì ra lưỡi lê đã đâm thủng dạ dầy anh ấy, tôi mổ ngay và may lại, cuộc giải phẫu thành công mỹ mãn”.
Tôi nghĩ rằng hình ảnh người bị thương nặng đã gây nơi Cha một xúc động (émotion), chính cảm giác (perception sensorielle) này đã làm vượt qua lắng sợ sệt, đã kích thích nơi Cha một ý muốn (volonté) mạnh phải cứu họ, và đưa Cha vào bản chất của con người, của vạn vật trong vũ trụ. Bản chất đó là luồng năng lượng mà Giáo sư Phạm Biểu Tâm gọi là”tấm lòng từ bi”, Claude Bernard gọi là”conscience de Dieu”, Walt Withman gọi là”cosmos conscience”và Louis Pasteur gọi là”force vitale”.
Gần cuối đời mình Louis Pasteur đã tiếc rất nhiều vì không còn thì giờ để nghiên cứu về”force vitale”mà theo ông rất có ý nghĩa, còn Paul Allen sáng lập cùng Bill Gates Microsoft đã bỏ ra hàng tỷ dollars đề tìm kiếm, nhưng theo Claude Bernard tìm kiếm”luồng năng lượng”này không phải là công việc của khoa học vì theo Newton khoa học không tìm kiếm gì mà không có căn bản vật chất với lại”cela reste à l’état de foi, de sentiment, de certitude cependant, et cela me rend heureux.”
Cá nhân mình, tôi cũng có một tình yêu lớn cho con người, cho thiên nhiên và tôi cũng rất thích hai câu thơ sau của Hồ Dzếnh:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Đời hết vui khi vẹn câu thề”
nên tôi nghiêng về ý kiến của Claude Bernard .
Claude Bernard đã viết về kinh nghiệm này như sau :
“Ce qu’on appelle”tact médical”c’est l’observation ou l’expérimentation comparative faite sans s’en douter, ou bien l’appréciation de certains caractères d’ensemble qu’on ne saurait préciser, pas plus que le paysan qui reconnait bien un chêne ne saurait en donner les caractères. Les gens à tact médical ont peut-être ceci de bon, c’est qu’ils prennent leurs caractères dans l’ensemble des caractères et ce caractère résultant qui n’existe pas à lui seul mais et qui n’est aucun autre; tandis que les médecins dits savants veulent n’avoir égard qu’un caractère et négligent tout le reste, ce qui est faux; En effet, le caractère de chaque chose est dans cet ensemble qui, on pourrait le dire, n’a pas de substratum matériel déterminé et qui se résume par l’expression des appareils d’autant plus parfaits qu’on les considère dans un organisme plus élevé; c’est pour ainsi dire”l’âme de la chose”. Il y aurait beaucoup à dire sur cette espèce d’idéalité de la matière qui existe, puisque c’est là que l’artiste cherche et trouve parfois. Cela n’est nulle part, car on peut le trouver et le placer dans divers points. C’est peut -être le beau dans l’art et la nature .
Pour être savant , il faut être matérieliste dans la forme, mais réellement on ne peut pas l’être dans le fond mais, si on ne l’était pas dans la forme, on ne pourrait pas s’entendre”.
Do đó Claude Bernard đã sáng lập nên”y khoa thực nghiệm”dùng phương tiện vật lý hóa học để làm thí nghiệm chứng minh những quan sát của mình để mọi người cùng hiểu ...
Thế hệ chúng ta các bác sĩ trên 60 tuổi đời, đã”nửa đời loạn lạc nửa đời lưu lạc”; nước mắt mồ hôi đã đổ nhiều trong việc thực thi nỗ lực phi thường để hàn gắn vết thương quá khứ, xây dựng cuộc sống mới, con người mới trong xã hội Âu Mỹ văn minh hiện đại này tuy chẳng bao giờ quên gốc Lạc Việt của mình. Chính những cố gắng thích nghi đó đã làm chúng ta cởi mở hơn, nhậy cảm hơn với con người, với cuộc sống, với nghề nghiệp, và đã đưa chúng ta một cách tự nhiên vào chiều hướng tâm linh. Tâm linh là cái gì bao quát (universelle) như trong tinh thần lá thơ của Bác sĩ Nguyễn Quyền Tài gởi các bạn đồng khóa 71 nhân buổi họp mặt đầu tiên tháng 9/2007. Như vậy chúng ta đã có ít nhiều kinh nghiệm về”tact médical”trên rồi. Chính những kinh nghiệm đó là điều kiện cần thiết để hiểu và giải quyết những thử thách của y khoa trong thế kỷ 21 này : bệnh phì mập, bệnh huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh Sida ... ;
Thay phần kết luận tôi lại xin phép được nói lên ước vọng của mình khi viết bài này. Dân Việt chúng ta vẫn có câu ”Thầy nào trò nấy”. Thầy chúng ta nhân hậu quá, tài năng quá và chúng ta cũng đáng được ”kính nể” lắm chứ, nhưng có lẽ các Thầy chúng ta còn mong chúng ta đóng góp hơn nữa cho nhân loại. Con đường còn lại hiển nhiên là không dễ dàng và tôi nghĩ đến 3 câu thơ của Robert Frost :
“La forêt me tente sombre et profonde,
Mais j’ai encore beaucoup de promesses à tenir ,
Ma route est longue avant de dormir”

nhưng rồi phần thưởng cuối đời sẽ rất là vĩ đại./.
Quản Phương Thảo

Hoi Ngo Au Chau 05/07 . Vieng mo Cha Lichtenberger . Cameraman : TTH from quy tran on Vimeo.
Đức Cha Marcel Lichtenberger (1906-1985)
Đức Cha Marcel Lichtenberger (1906-1985)

1986 Tháng Tư
ECHOS
của Cộng Đồng Jésuite
Nội san lục cá nguyệt

Đức Cha Marcel Lichtenberger (1906 -1985)


Gốc ở thành phố Ath (1), sinh ngày 28 tháng 6 1906, một nhà truyền giáo tại Trung Quốc trong 16 năm, sau đó ở Việt Nam gần 18 năm trời, đã tạ thế ở Namur ngày 10 tháng 12 năm 1985. Marcel Lichtenberger luôn là một mẫu người ngoại lệ và ông cũng đã từng bị tù tội dưới chế độ Cộng Sản.

Chính nhân một buổi thuyết trình của Cha Vincent Lebbe mà Marcel đã nghe thấy tiếng gọi đầu tiên của Trung Hoa Lục Địa. Ông cảm thấy bị thu hút bởi lời kêu gọi phải cố gắng để thích nghi hoàn cảnh của diễn giả như là điệu kiện tất phải có nhằm truyền bá Công giáo tại lục địa rộng lớn này. Trong lúc đi cấm phòng ở tại Arlon (2), khi nói với Cha De Pierpont về ý muốn truyền giáo của mình, ông được khuyên đến học tại trường dòng mà các cha dòng Jésuite người Pháp đã mở ra ở Florennes (3) để thu nhận những người có thiên hướng muộn. Trong vòng 3 năm, Marcel đã học được rất nhiều về ngữ học Hy lạp và La tinh đến độ các Cha đã cho ông làm giáo sư lớp 6 La Tinh trong vòng một năm. Đó là kinh nghiệm sư phạm đầu tiên đã thu trọn tâm tư của ông đến độ ông xin gia hạn nhiệm kỳ thêm một năm nữa.

Nhân một cuộc du hành đến Rome trong dịp lễ Phục Sinh vào năm thứ hai này, khi thăm viếng ở Gésù các phòng nơi thánh Ignace đã trú ngụ, ông mới thấy được sự tiếp sức nội tâm để hiến mình cho Dòng Tên(Jesuite). Ngày 1 tháng 10 năm 1929, ông vào trường đào tạo (noviciate) của các giáo sĩ Jesuite của Pháp tại Florennes và tình nguyện xin đi làm sứ mệnh ở Trung Quốc. Hai năm sau ông hoàn tất nghiã vụ quân sự phục vụ ngành y tế tại Bourg-Léopold. Tại đây ông đã gặp một vị y sĩ đã giúp ông đào sâu thêm kiến thức tu nghiệp ngành lính trợ y và đồng thời cũng học hỏi được nhiều điều sau này sẽ giúp ích cho ông rất nhiều.

Ngày 15 tháng Tám 1932 là ngày khởi hành đi Trung Quốc, qua ngã Moscou và bằng con tàu xuyên Sibérie. Cuối tháng Chín, Marcel đến trung tâm truyền giáo ở Sienshin để bắt đầu học tiếng Hoa. Một năm sau ông vào khoa Triết cùng với 14 người Hoa. Trong cộng đồng gồm 80 người này, người ta nhận thấy ông nói tiếng địa phương một cách thuần khiết và ông đã cố gắng thu nhập được những điều căn bản đó trong một thời gian ngắn kỷ lục.
Triết học làm ông quan tâm nhiều nhưng cũng không chiếm hết thời gian của ông. Ông vẫn luôn thích những việc khéo tay làm lấy. Mới 12 tuổi ông đã làm đươc một cái đài thu thanh bằng Galène. Ở trường dòng, ông được cấp cho một chỗ để làm phòng thí nghiệm để thử nghiệm về vật lý. Đức Cha Jomin, vị khoa trưởng, tiên đoán được khả năng của người học sinh này và sẽ quyết định mang ra sử dụng.

Cái điện thoại trong nhà dòng dùng để liên lạc giữa các bộ phận thường hay bị hỏng. “Hãy làm cho chúng ta một cái điện thoại tự động,” một ngày kia Ngài nói với ông như thế. Mệnh lệnh nghe thì được lắm nhưng không phải là chuyện dễ. Bằng những sáng tạo tài tình, với những phương tiện tự tìm kiếm được, cộng đồng nay đã có được một điện thoại gọi đến được đúng số, tám lần trên mười, là điều mà vào thời kỳ đó đã là một kỷ lục rồi!

Trường dòng dạy triết học nằm ngay giữa cánh đồng, cách Tientsin 50 cây số. Các giáo sĩ đã cho xây dựng một bệnh viện để phục vụ cho một dân số cỡ một triệu người trong vòng một bán kính 100 cây số. Một bác sĩ người Hoa có đến hai hay ba lần một tuần. Đôi khi ông ta cũng có nhờ Cha Lichtenberger làm giúp một số xét nghiệm. Khi vắng mặt bác sĩ này, các nữ tu ở đây, khi có trường hợp cấp cứu cũng thường kêu gọi vị Cha dòng Jésuite trẻ tuổi đến giúp đỡ.

Các Sơ yêu cầu Cha mang ứng dụng những kiến thức học được khi làm việc ở Bourg-Léopold. Ở đây cũng vậy, Đức Cha khoa trưởng còn khuyến khích người thầy thuốc trẻ bắt buộc này phải bạo dạn mà hành động hơn nữa! trước một người bệnh bị tràn dịch màng phổi, Người nói với ông “Con phải chọc dò rút nước ra!” Marcel phải tuân lời cha bề trên đồng thời tra cứu cuốn sách Ngoại Khoa Cấp Cứu và đã giúp được người bệnh. Và chính vì vậy mà Cha Lichtenberger, y tá giáo sĩ dự khuyết, khi đang học về Triết lại ngày càng phải thực hành về ngành Y.

Học xong phần Triết năm 1936, người thụ giáo nhà dòng được gửi đến học về thần học ở Zikawei, ngoại ô của Thượng Hải. Sau một năm học, ngài Khoa Trưởng báo cho Marcel biết các cha bề trên kỳ vọng ở ông để dạy về môn sinh học. Ngài còn dặn Cha phải biết tận dụng hết sức thì giờ rảnh rỗi của mình. Vì vậy mà Cha đã làm được một máy điện tâm đồ, có lẽ là cái đầu tiên có được tại Trung Quốc!
Năm 1940, Cha, lúc đó đã được phong chức linh mục năm 1939, trở về Sienhsin và dạy môn sinh học tại đây cùng với môn tâm lý học thực nghiệm.
Từ năm 1936, người Nhật, đang lúc chiến tranh với Trung Quốc, chiếm lãnh nhiều vùng đất rộng lớn ở Trung Hoa Lục Địa. Ở Sienhsin, không còn bác sĩ phục vụ trong bệnh viện. Các nữ tu quản lý một trạm y tế ở gần trường dòng. Họ thường mời Cha Lichtenberger đến để làm các xét nghiệm và không lâu sau đó - vì cần phải chữa chạy cho người bệnh - Cha phải liều bắt tay giải phẫu.

Người bệnh được giải phẫu đầu tiên là một người Cộng Sản Trung Quốc, trong một cuộc đụng độ, bị thương do một viên đạn vào đầu. Phim XQuang chụp cho thấy vị trí viên đạn không nguy hiểm. Không nhất thiết phải lấy viên đạn ra, nhưng cần phải làm sạch vết thương, khâu lại và theo dõi diễn tiến… và diễn tiến lại rất tốt sau đó! Cứ như thế cho đến hết chiến tranh Hoa-Nhật, để phục vụ Chúa và dân nghèo, Cha tiếp tục làm công tác của một y sĩ, và còn làm phẫu thuật viên nữa . Ông đã làm cả ngàn cuộc giải phẫu, từ việc cắt Ruột dư đến mổ Césarienne, và cả 102 lần mổ Cườm mắt.

Năm 1945 tình hình thay đổi, quân Nhật đã rút lui và Trung Hoa nằm trong tay quân Cộng Sản. Và họ chỉ muốn đuổi hết tất cả các nhà truyền giáo ngoại quốc. Cha Lichtenberger sẽ nếm mùi các phương pháp CS, các áp lực chúng dùng để buộc những người vô can phải nhận tội. Chúng vu là cha Lichtenberger đã dùng tay đánh chết 1 phụ nữ nhưng lời tố cáo quá vụng nên được bãi. Cha được trả tự do trong 1 thời gian ngắn. Lần cuối cha bị giam là vào 4 tháng 11, 1947. Thật là nhờ sự sáng suốt và lòng quả cảm mà cha đã đứng vững và không chịu lùi bước trước địch thủ.

Vào thời Nhật, cha đã đương đầu với bọn xâm lăng để bảo vệ kẻ thế cô, các nữ tu, các thầy tu, và ngay cả vị giám mục bị quản thúc. Một mình với viên sĩ quan, cha Dòng Tên đã tranh luận cho đến khi thắng. Nhưng phương pháp của CS thâm độc hơn thế, chúng không chấp nhận bàn luận hay yêu sách, kẻ bị gọi ra trước tòa chỉ có đường nhận tội mà thôi.

Quả là cha can trường và không chùn bước mặc dù phải nghe những tiếng kêu la của các tù nhân bị tra tấn ở các phòng giam kế cận hay khi nghe một tên sĩ quan dọa: “Mai tụi tao sẽ bắt mày khai.” Cha bị giam biệt lập cùng với 3 vị tu sĩ Dòng Tên người Pháp và 1 vị linh mục Trung Hoa, - lần cuối cùng thời gian quản thúc kéo dài 9 tháng- , 1 người gác Trung Hoa có mặt thường trực trong phòng.

Cuối cùng vị tu sĩ Trung Hoa lãnh án 1 năm khổ sai và bị tước quyền công dân trong 2 năm; 4 nhà tu người Âu bị trục xuất ngày 29 tháng 7, 1948 “ về tội muốn giữ nhân dân trong vòng nô lệ và cũng vì bị nhiễm vi trùng tư bản quá n
ng.” Cha mất 30 kí lô. Ngài vẫn giữ văn kiện đầy chữ và triện Tàu ghi bản án của mình........1948, Cha Lichtenberger trở về Pháp. Các bề trên nhận thấy cha cần học nốt năm thứ 3 tại chủng viện và cũng để lấy bằng y sĩ. Cha học Y khoa tại Louvain (4) từ 1949 đến 1954. Năm 1953, khi đi thực tập tại Mont-sur-Meuse, nơi điều trị bệnh Lao, cha để ý tới 1 loại mốc trụ sinh đã được khám phá tại phòng thí nghiệm của viện. Cha say mê khảo cứu và dược phòng Christiaens de Bruxelles đã dành cho cha những phòng thí nghiệm để tiếp tục công trình này từ 1955 tới 1957.

Lúc cha đang tùng sự tại collège Saint-Jean Berchmans, bề trên đề nghị cha qua Việt Nam điều khiển khu Mô và Bào Thai Học tại Viện Đại Học Saigon. Cha là vị tu sĩ Dòng Tên duy nhất trong ban giảng huấn trong 17 năm rưỡi. Nghiên cứu và giảng dậy là những hoạt động chính hàng ngày của cha.

Một dịch vụ y khoa duy nhất tại Việt Nam được thiết lập, đó là tham khảo di truyền cho các y sĩ bệnh viện. Cha Marcel không phải chỉ lo chuyện khoa học mà thôi. Sáng chủ nhật cha thường đến khám bệnh tại 1 chẩn y viện dành cho người nghèo do 1 tu sĩ Việt Nam điều hành và tại 1 cô nhi viện. Ngoài ra lại còn những công tác tuyên úy cho các y sĩ công giáo trong thành phố, liên lạc với giới sinh viên, các buổi họp tại Trung Tâm Văn Hoá Pháp. Cha cũng quan tâm tới vấn đề giữ thể diện cho Giáo Hội trước phong trào bài xích tôn giáo tại Saigon.
Năm 1975, cha Lichtenberger phát chứng đau tim và phải trở về Âu châu.
Cha được đưa đến Lille (5) và từ đó tới Namur (6). Tại đây cha tiếp tục nghiên cứu tại khu di truyền học.
Trong cộng đồng ban giảng huấn, cha tiếp tục theo dõi sinh hoạt và tình hình chính trị thế giới. Cha hay nghe đài Moscou, Bắc Kinh, BBC và VOA, luôn luôn đi tìm tin tức trực tiếp. Các bản đồ địa dư treo trong phòng cho biết cha có trái tim đập theo nhịp của thế giới.

Cũng trong cộng đồng này, cha là vị “ bác sĩ” hàng ngày thăm hỏi những ai đau yếu, lúc nào cũng sẵn sàng giúp ý kiến, quan tâm đến từng người, ngay cả giữa đêm khuya và mặc cho sức khỏe cá nhân mình không được tốt, đang cần sự chăm sóc.

Ngày mồng 8 tháng 12, 1985 cha Lichtenberger lại cảm thấy rất mệt. Cha biết và chấp nhận bệnh tình mình 1 cách can đảm, bình tĩnh.
Cha Lichtenberger mất tại nhà thương ngày 10 tháng 12 trong lòng thanh thản và quả cảm, hai nét chính phản ảnh tâm hồn mình trong suốt cuộc đời.
Ghi chú các địa danh:
(1): Ath: thành phố ở phía tây- Nam của Bruxelles
(2): Ảrlon: Thành phố ở phía đông của Bỉ , gần biên giới Luxembourg
(3): Florenne: thành phố nhỏ thuộc tỉnh Namur , đông- nam của Bruxelles
(4): Louvain: ở phía Bắc Bruxelles cách 30 kms
(5):Lille: thành phố lớn của miền Bắc nước Pháp
(6):Namur: thủ phủ của vùng nói tiếng pháp của Bỉ (Wallonnie), cách Bruxelles 70 kms , về phía Đông-Nam
BS Phan Thi Mai
BS Nguyễn Đình Phúc
Dịch thuật

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

NỘI TRÚ BỊNH VIỆN BÌNH DÂN 1968-1970 - THỜI KHÓI LỬA


LỜI PHI LỘ:
Những dòng bút ký ngắn sau đây, tường thuật lại những biến cốxảy ra tại trường Y Sàigòn từ năm 1967-1971 và sau đó... do sự can thiệp của phái bộ Hội Đoàn Bác Sĩ Mỹ - American Medical Association tại Saigòn (AMA-SAIGON) vào nội bộ trường Y Saigon.

Những sử liệu của bài viết này đều dựa trên lời tường thuật của quyển sách thời danh SAIGON MEDICAL SCHOOL do 3 người viết: C. H. William Ruhe MD, Norman Hoover MD và Ira Singer PhD, Cả ba vị này đều là nhũng người lãnh đạo và cố vấn cho cuộc can thiệp của phái bộ AMA vào trường Y Saigon từ năm 1967. Tập sách SAIGON MEDICAL SCHOOL do chính cơ quan AMA, xuất bản tại Mỹ năm 1988.

Đào Như

* * *

Võ Thành Phụng! Bây giờ anh ở đâu? Còn khỏe không? Dù sao đi nữa, khi anh đọc được những dòng hồi kí ngắn của tôi sau đây về nội trú bịnh viện Bình Dân những năm 68-70, anh cũng không đến nổi giận tôi. Mà có giận, cũng chảsao. Biết làm sao bây giờ. Viết về nội trú Bình Dân trong khoảng thời gian trên, mà không có Võ Thành Phụng thì chán chết, mất đi hứng thú như buổi lễ tốt nghiệp trường Y Sàigòn mà không có vũ sexy!
Võ Thành Phụng không phải là gương mặt gồ ghề nhất, nổi nhất, trong hàng ngũ nội trú Bình Dân thời ấy, nhưng anh là gương mặt đặc biệt. Anh vào nội trú vào năm 66-67 đúng vào lúc phái bộ AMA của Mỹ tại Sàigòn (AMA-SAIGON) quan tâm đến cơ cấu tổ chức của trưởng Y Saigòn. Họ rất thành khẩn muốn chấn chỉnh lại trường Y Saigon từ cơ cấu tổ chức đến chương trình giảng dạy (curriculum) của trường. Nhưng họ cũng biết rằng không dể gì làm chuyện đó, khiảnh hưởng của Tây còn quá mạnh. Còn trường Y Saigon lúc đó còn chủ quan, không chịu hiểu rằng khó mà cưỡng lại ý muốn của người Mỹ, nhất là những ý muốn của AMA tại Sàigòn (AMA-SAIGON) trong trường hợp này xem chừng rất có lý.
Chúng ta phải hiểu người Mỹ chứ. Họ làm sao vui vẻ được khi họ bỏ tiền ra xây cất một trường Y Saigon đẹp, thiết bị tối tân và tiến bộ, đểrồi các ông giáo sư người Pháp và giáo sư người Việt thân Pháp dạy sinh viên Y Khoa Saigòn với ngôn ngữ Pháp và dạy theo chương trình và tư tưởng Pháp. Nhưng ngặt một điều là, trường Y Saigòn và bịnh viện Bình Dân Saigòn liên hệ với nhau như anh em sanh đôi. Ai cũng biết, tiền thân của bịnh viện Bình Dân Sàigòn là bịnh viện Phù Doãn, Hà Nôi. Nhưng trước 75, mấy ai trong chúng ta được biết bịnh viện Bình Dân Sàigòn là bịnh viện duy nhất trực thuộc bộ Quốc Gia Giáo Dục Sàigòn.
Bịnh viện Bình Dân Saigòn liên hệ mật thiết với trường Y Saigon. Giáo sư Phạm Biểu Tâm, trưởng khối Phẫu Thuật của bịnh viện Bình Dân còn được gọi là Khối Phẫu Thuật “B”, Ông cũng là khoa trưởng trường Y Sàigon.
Những bịnh viện khác: Chợ Rẫy, Nguyễn Văn Học, Nhi Đồng, TừDũ, Hùng Vương, Hồng Bàng, Chơ Quán... đều trực thuộc bộ Y-tế. Giáo sư Trần Quang Đệ, trưởng khối Phẫu Thuật của bịnh viện Chợ Rẫy, còn được gọi là Khối Phẩu Thuật “A”, trực thuộc bộ Y tế. Giáo sư Trần Quang Đệ lại cũng là viện trưởng ViệnĐại Học Saigon. Viện Đại Học Sàigon trực thuộc bô Quốc Gia Giáo Dục, đứng trên chóp bu trường Y Saigòn.
Hai Khối Phẫu Thuật “A” và “B” lớn nhất của Saigòn thời ấy làm việc riêng rẽ, không hề liên hệ hay hợp tác với nhau trong một công trình nghiên cứu nào cả. Mỗi người một giang sơn, việc ai nấy lo. Hai ông trưởng Khối Phẫu thuật “A” và ”B” không nhìn nhau qua một đường thẳng, mà họ phải nhìn nhau qua một đường chéo ngoằn ngoèo. Đó là cái lối sắp xếp tréo cẳng ngỗng như vậy của mấy quan Tây thực dân trước khi họ rút.
Không hiểu bàng quan thiên hạ thì sao, riêng bản thân tôi mãi đến năm 1989 mới biết được những điều kỳ bí ở trên, là nhờ tôi đọc quyển sách "SAIGON MEDICAL SCHOOL" do ba người viết: C. H. William Ruhe M.D, Norman William Hoover M.D. và Ira Singer PhD, thuộc Hội Đoàn Bác Sĩ Mỹ AMA, xuất bản tại Mỹ năm 1988.
Chắc các bạn còn nhớ bác sĩ Norman W. Hoover? Có một thời ông ta dược coi như là dean của trưòng Y Sàigòn. Chúng ta luôn luôn nhớ câu nóiđể đời của giáo sư Nguyễn Hữu trước khi ông rời khỏi khu nội trú Bình Dân, đi Pháp: “Có Nguyễn Hữu thì không có Hoover, có Hoover thì không có Nguyễn Hữu”! Có người nào đó vô tình diễn dịch câu ấy thoát ý: “Có Tây thì không có Mỹ, có Mỹthì không có Tây”. Đó là hậu quả của sắc luật do ông chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ ban hành: bãi bỏ chức năng khoa trưởng trường Y, thế vào đó bằng một ủy ban (faculty committee) gồm có 5 người do ông ta chỉ định!
Nhận định về sắc luật này, nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL viết: “Dean Phạm Bieu Tam, MD, a man who was revered for his academic achievement, he had been the first and only Dean of the University Of Saigon Faculty of Medecine, and he had held office for 13 years, was removed by governmental fiat in violation of the charter of the University, on the pretext that he favored the use of foreign language for instruction...” (1)
Cách chức một giáo sư khoa trưởng sau 13 năm tựu chức, có nhiều uy tín và được nhiều người mến mộ và kinh phục, chỉ vì ông ta cho phép được dùng tiếng ngoại quốc để giảng dạy. Ai cũng hiểu đó không phải là lý do chínhđáng. Chắc chắn phải có những thúc đẩy, những áp lực khác sau lưng tướng Kỳ.Chín năm sau, chính tướng Kỳ thú nhận, nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL tiết lộ: “Nine years later he was to write:‘It appeared lately that the background of the Coup de Faculté was more complex and it would need some research for anyone to have a clear picture!” (2)
Sắc luật của tướng Kỳ (3-1967) ra đời vô tình trùng hợp với sư có mặt của Hobbart A. Reimann, MD, tại Saigon, tháng 2-1967... Tháng 6-1967, Norman W.Hoover, bác sĩ phẫu thuật chấn thương và chỉnh trực của trường y thời danh, Mayo Clinic, thuộc tiểu bang Minnesota Mỹ đến Saigon. Bác sĩ Hoover liền được chỉ định thay thế bác sĩ Reimann làm giám đốc (Field Director) của AMA-SAIGON.
Nhân đây tôi muốn giới thiệu một vài dòng về thân thế và tầm cỡ của bác sĩ Norman W. Hoover. Muốn biết rõ thân thế và tầm cỡ của một người nào, điều thìch hợp nhất là chúng ta chỉ cần biết qua thân thế và sự nghiệp của người mà họ thay thế. Tôi muốn nói để biết rõ bác sĩ.Hoover chúng ta chỉ cần biết thân thế và sự nghiệp của bác sĩ Reimann, giám đốc AMA-SAIGON lúc ấy mà bác sĩ Hoover thay thế.
Nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL lược thuật thân thế của bác sĩ Reimann như sau: “The First Field Director (AMA-SAIGON) was Hobbart A. Reimann, MD, who had a long and distinguished carreer as professor of medicine at the Minnesota, Jefferson, and Hahnemann medical colleges, anh experience abroad with the China Medical Board at Peking Union Medical College, and in Lebanon, Indonesia, Iran, Afghanistan, and Hundura... His arrival in Saigon (February 1967) coincided with important changes in medical administration ordered by Prime Minister Nguyen Cao Ky (3-1967). The Dean of the medical school was dismissed and replaced by a faculty committee...” (3)
Hobbart A. Reimann, MD, bề thế kinh nghiệm, dạn dày như vậy mà vẫn bị Norman W. Hoover, MD, thay thế. Như thế thì ta biết Hoover, MD, là‘tay cự phách’ như thế nào! Tôi và các nội-trú bịnh viện Bình Dân của những năm 68-70 vinh dự được bác sĩ Norman W. Hoover và giáo sư bác sĩ Hoàng Tiến Bảo trường Y Saigon, cầm tay chỉ dạy kỹ thuật điều trị bịnh lao cột sống (Pott’s Disease) bằng phẫu thuật (Hogdson’s Operation). Tôi được giáo sư bác sĩNorman W. Hoover gửi tặng quyển sách SAIGON MEDICAL SCHOOL vào năm 1989 từ văn phòng AMA ở đường Dearborn, Chicago.
Sau sắc luật của tướng Kỳ, là cú Mậu Thân. Saigòn hỗn loạn và trường Y thật xô bồ, kẻ lên người xuống, chà đạp nhau. Kẻ theo Tây, người theo Mỹ. Ai hơn, ai thua thì không biết, chỉ có sinh viên trường Y bị thiệt thòi: Trường đóng cửa liên miên. Lợi dụng sinh viên, bên này bắt chẹt bên kia, bãi khóa đình công dài dài. Bịnh viện Bình Dân được xây cất giữa quận Ba Saigòn, trên đường Phan Thanh Giản, gần chợ Vườn Chuối và khu Bàn Cờ, một khuđông dân nhất của Saigòn thuở ấy. Nằm giữa một “Sài-gòn tạp pín lù” vào thời ấy, bịnh viện Bình Dân làm sao tránh khỏi ảnh hưởng của thời cuộc. Dù vậy, khu nội trú của bịnh viện Bình dân lúc nào cũng hoạt động hăng say, chặt chẽ, nghiêm chỉnh.
Vâng, Võ Thành Phụng là một gương mặt đặc biệt! Không đặc biệt sao được? Anh là người Nam, dám làm nội trú của khoa Chấn Thương và Chỉnh Trực tại bịnh viện Bình Dân. “Patron” của anh là giáo sư thạc sĩ Trần Ngọc Ninh, một conservator người Bắc, ông cũng đương nhiệm bộ trưởng Văn Hóa. Tôi là bạn chí thân với Võ Thành Phụng từ thời PCB. Tuy nhiên sau này tôi ở lại lớp nhiều lần cho nên khi Võ Thành Phụng vào nội trú, tôi còn ở năm thứ Ba.
Võ thành Phụng là người sống tự lập. Những năm anh học y khoa anh sống bằng nghề précepteur, kèm trẻ tại tư gia các gia đinh người Pháp tại Saigon. Anh được trả lương rất là hậu hĩ. Những năm 61-63, tôi biết, khi đó, tiền anh kiếm bằng nghề dạy học được lắm, gần bằng lương bộ-trưởng cùng thời. Dĩ nhiên anh phải là rất xuất sắc về Toán. Anh rất đam mê về khoa học. Những cô đầm học trò của anh thuôc thế hệ Yé Yé thời đó, thật xinh đẹp. Có cô sau một năm học trở thành người yêu của thầy. Cũng YéYé, cũng ra riết lắm!
Tôi nhớ lại, đã được nhận làm nội trú ủy nhiệm vào khoảng đầu năm học 69, sau khi bị tai nạn xe Jeep nhà binh Mỹ cán gẫy kín xuơng đũa và sai khớp cổ chân trái, hồi cuối Mậu Thân. Lúc ấy tôi đang học năm thứ Tư. Tôi được Thầy Hoàng Tiên Bảo điều trị. Nhớ ơn Thầy và cũng vì bản thân đã một lần chịu đựng tai biến của chấn thương, nên đầu năm thứ năm tôi xin đầu quân làm nội trú ủy nhiệm khu chấn thương và chỉnh trực tại bịnh viện Bình Dân. Khi được nhận làm nội trú ủy nhiêm, tôi tìm hiểu ngay những sinh viên nội trú đang ở trong khu nội trú (dorm) bịnh viện Bình Dân.
Tôi rất ngạc nhiên bác sĩ Nghiêm Đạo Đại và ông lão làng nội trú Võ Thành Phụng vẫn còn trong dorm nội trú Bình Dân. Khi gia nhập vào khu nội trú, tôi luôn nhớ nhập tâm là tôi là người lớn tuổi nhất trong khu nội trú, và cũng là người duy nhầt làm nội trú ủy nhiệm (interne fonctionnel) giữa tất cả anh em nội trú thực thụ (interne titulaire). Biết phận mình, tôi rất thủ thế. Tôi đã may mắn được bác sĩ nguyên nội trú Nghiêm Đạo Đại cho vô ở cùng phòng.
Nội trú Võ Thành Phụng liên tiếp nhiều năm được bầu làm chủtịch, “xếp sòng” của khu nội trú. Anh cũng là ‘ông bầu” của những cuộc vui của khu nội trú. Giáo sư Đào Đức Hoành là người trực tiếp chịu trách nhiệm tinh thần và tổ chức của khu nội trú Bình Dân. Dĩ nhiên giáo sư Hoành nhiều khi phải đối phó chật vật với nội trú Võ thành Phụng, một trưởng khu nội trú chịu chơi và quá cởi mở!
Anh em nội trú cho tôi hay, trước đó giáo sư Đào Đức Hoànhđã nhiều lần khiển trách nội trú Võ Thành Phụng vì anh tổ chức những cuộc vui cuối năm trong khu nội trú với vũ sexy, làm bại hoại và suy đồi đạo đức của sinh viên nội trú. Nhưng nói là nói vậy, giáo sư Hoành lúc nào cũng quí Võ Thành Phụng, một nội trú tài ba và tận tụy của bịnh viện Bình Dân trong mấy năm qua. Võ Thành Phụng đã bảo anh em: “Thầy là cha mẹ, răn đe con cái là chuyện thường. "Moi" muốn làm sao cho anh em mình vui là được rồi”. Đó là trật tự sẵn có, được sắp xếp trong nhiều năm của khu nôi trú Bình Dân trước khi tôi dọn vào hồi tháng 8/1969…
Tôi cũng xin nói thêm về anh lao công của khu nội trú Bình Dân, anh Tư Được. Tư Được nom có vẻ gầy, chân đi hàng hai, răng hô. Anh đem một vợ ba con nhét vào trong một phòng 6 mét vuông, dành cho y công, ăn ở trong bịnh viện luôn! Tư Được chăm sóc vệ sinh của khu nội trú và đồng thời chăm sóc cà phê buổi ăn sáng, trưa và tối của sinh viên nội trú. Cà phê anh làm cho chúng tôi uống thật đặc biệt. Nếu nó đắng thì cũng may với những ai có chút tâm hồn lãng mạn, nghe đến ‘ly cà phê đắng’ thấy thích. Đằng này không phải vậy. Nó chua và chát, mầu đen sẫm, uống vào nghe nhờn nhợn. Tuy nhiên uống mãi rồi cũng quen. Chúng tôi đặt cho nó một cái tên rất thời trang: "Cà phê Tư Được".
Cũng như toàn thể sinh viên nội trú thuộc bịnh viện Bình Dân trong những năm 67, 68, 69, nội trú Võ Thành Phụng làm việc thật hăng say. Anh chấp hành nghiêm chỉnh những phương sách điều trị của các giáo sư cho bịnh nhân, chăm sóc và chịu trách nhiệm tại phòng Ngoại Chẩn của Chấn Thương và Chỉnh Trực. Anh thăm phòng bịnh thuộc khu trực thuộc patron của anh. Trong những ‘ca’mổ chọn lọc (elective surgery) dành cho giáo sư patron, nội trú Võ Thành Phụng bao giờ cũng vô phòng mổ trước và sửa soạn bịnh nhân cẩn thận. Anh luôn luôn là người ‘First Aid’ cho thầy trong những ‘ca’ mổ của ông tại bịnh viện Bình dân, cũng như những bịnh viện tư ở ngoài như Saint Paul, Triều Châu, Sùng Chính...
Những sinh viên nội trú của khu Ung Thư, Giải Phẫu Tổng Quát, Tiết Niệu cũng làm tương xứng như vậy với patron của họ. Tôi thấy mọi người tất bật túi bụi cả ngày, chạy từ phòng bệnh lên phòng Mổ, chăm nom phòng Ngoại Chẩn, phụ các giáo sư dạy lâm sàng cho các sinh viên đi thực tập.
Anh Phụng cũng là chuyên viên thuyết trình những Cas Presentation. Nếu có lúc nào rảnh hay buổi chiều sau giờ làm việc, thì anh chạy lại nhà in Mỹ Hiệp xem họ in tờ báo TÌNH THƯƠNG (do sinh viên y khoa Saigòn chủ trương) có đúng theo yêu cầu không? Đó là chưa nói những lúc anh đi cầu cạnh hết người này đến người khác viết bài. Nhưng vất vả nhất vẫn là chạy tìm mối quảng cáo để có tiền trả nhà in. Nhiều lúc tôi thấy anh tất tả chạyđến Trang Hai, Phan Nhàn, Ténamid, Roche, Roussell, Specia, La thành Nghệ…xin họ ủng hộ tờ báo bằng cách đăng quảng cáo trường kỳ.
Trong những dịp tổ chức hội hè: cuộc vui cuối năm, Giáng Sinh, Tết nhất, hay những buổi lễ tốt nghiệp Y Khoa Saigòn mà không có Võ Thành Phụng nhúng tay vào là chắc chắn mất vui. Anh là “ông bầu” của những tiết mục hấp dẫn. Anh thường hay say li bì. Mỗi chiều, cứ đúng sáu giờ chiều và không phải trực thì anh lên phòng nội trú, tắm rửa, diện vào, rồi lái chiếc Lambretta ra ngòai ăn tối tại một nhà hàng nào đó. Sau đó ghé thăm em út. Năm đầu còn có người phàn nàn chỉ trích anh, nhưng rồi anh em cũng quen. Vả lại càng về sau các nội trú mới càng kính nể anh, với cái tánh say rượu dễ thương.
Chỉ có tôi là bạn lâu đời chưa hề thấy anh ấy say sưa lần nào. Về chuyện này anh hoàn toàn giữ kín với tôi, trong khi chuyện bạn gái thì lại chân thành công khai. Vào những buổi tối cuối tháng mười năm 70, không hiểu sao Võ Thành Phụng say li bì. Một tối nọ về khuya say khước, dựng chiếc Lambretta không nổi, anh bước lên lầu ba la ó om xòm, Rồi khoảng 5 phút sau, phòng anh im bặt. Sợ có khi quá chén người say bị trụy tim mạch không chừng, tôi bèn xô cửa bước vào thì thấy Võ Thành Phụng đang ngồi chong đèn, hai tay ômđầu. Ngước mắt nhìn tôi bất ngờ anh hỏi:
- "Toi" có quen anh Tùng không?
- Anh Tùng nào?
- Trần Minh Tùng, bộ trưởng…
- Không! Mà chuyện gì vậy?
- Tờ TÌNH THƯƠNG đang bị kiểm duyệt đục, có thể bị đình bản. "Moi" đang tìm người cứu nó!
Tôi sửng sốt nhìn anh và bất giác nói:
- À ra thế!
Phụng nhìn tôi mỉm cười hơi chua chát. Trong ánh đèn lờ mờanh ngước bộ mặt thiểu não hỏi tôi :
- "Toi" có biết hồi trưa nay làm sao không?
- Hồi trưa này là sao?
- Hồi trưa có một nhóm sinh viên Y và cả các thầy cùng kéo đến văn phòng khoa trưởng Phan Tấn Tước, hình như họ muốn làm áp lực để ông ấy... phải đi!
- "Moi" biết "toi" quý giáo sư Tước lắm mà!
Võ Thành Phụng vụt đứng dậy, chạm phải cây đèn làm nó chao chao ngã xướng chân giường. Anh la lớn:
- Trời ơi! thích hay không thích! quý hay không quý cái mẹgì?! Từ ngày bãi nhiệm giáo sư Phạm Biểu Tâm đến bây giờ, kẻ lên người xuống, máu đổ thịt rơi. Hai giáo sư bị giết chỉ trong vòng hai tháng. Một sinh viên bịném từ trên lầu xuống chết ngắc! Bây giờ họ muốn gì? Họ muốn gì? Muốn giềt ai nữađây? Muốn giết các thầy còn lại nữa sao?
Anh quát tháo ầm ĩ đuổi tôi ra khỏi phòng và ngồi xuống bưng mặt khóc ngất. Tôi đến dựng lại cây đèn, dìu anh lên giường nằm và kéo chăn đắp cho ấm. Anh nghiêng người, tôi thấy quần anh ướt. Say quá rồi. Thương anh vô hạn. Tôi đi nhẹ vế phòng cố ru giấc ngủ. Bấy giờ hơn hai giờ sáng. Thấy Nghiêm Đạo Đạiđang ngon giấc, thở thật đều trong giấc ngủ vô cùng bình yên.
Tôi nghĩ về Nghiêm Đạo Đại. Tôi nghĩ về Võ Thành Phụng… Cảhai đều là những con người ưu tú của "xã hội-sinh viên-Y Khoa Saigon" thời ấy, thông minh, kiệt xuất, thương người, và hy sinh cho sựnghiệp Y học. Nhưng tại sao bề ngòai các anh khác nhau nhiều quá vây? Người thì sống đời hài hòa an lạc, kẻ lại có cuộc sống đầy xôn xao giao động. Tôi đi vào giấc ngủ với thoáng bâng khuâng. Sáng hôm sau, nhìn đồng hồ hơn 8 giờ, bác sĩNghiêm Đạo Đại đã xuống thăm phòng bịnh từ sáng sớm. Tôi vội mặc áo chạy qua phòng nội trú Võ Thành Phụng xem sao? Thấy anh chàng đã thơm phức trong blouse trắng. Tôi bảo:
- "Moi" đến mời "toi" chầu cà phê Tư Được đây.
Võ Thành Phụng đi theo tôi. Vừa cúi xuống rót cà phê anh vừa nhìn xuống lầu nơi bãi đậu xe. Rồi la lớn:
- Không được! Tên nào nghịch quá trời, xô ngã lambretta của "moi".
- "Toi" có chắc không? Hồi khuya ông ngất ngưỡng trở về, dựng xe đâu có nổi!
- Đêm qua "moi" về sớm ngủ hết biết!
Và anh chạy vụt xuống lầu. Nhìn theo anh mà mừng, anh không còn nhớ những gì đã xảy ra đêm qua.
Sau gần 40 năm, ngồi viết đến đây tôi vẫn còn ngậm ngùi nghĩvề Võ Thành Phụng, người bạn thời tuổi trẻ. Tôi hồi tưởng lại những gì xảy tại trường Y Sàigòn trong những năm tháng 67-70 và sau đó... Những thay đổi, xáo trộn của nhà trường đã ảnh hưởng đau thương đến tâm hồn người sinh viên y khoa thuở đó.
Giáo sư Phạm Biểu Tâm, một vị lương y mẩu mực, được mọi người ngưỡng vọng, sau 13 năm giữ chức Khoa Trưởng Trường Y bị bãi nhiệm năm 67. Một ủy ban gồm năm người do tướng Kỳ chỉ định đã thay thế ông. Ba tháng sau có một cuộc bầu cử giữa năm người trong ủy ban đó: giáo sư Ngô Gia Hy, giáo sư Trần Anh, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, giáo sư Lê Minh Trí và bác sĩ Nguyễn Thế Minh. Kết quảlà giáo sư Ngô Gia Hy đắc cử làm khoa trưởng trường Y Saigòn vào tháng 5 năm1967.
Theo lời thuật của nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL thì hai tháng sau, vào tháng 7/67 giáo sư Ngô Gia Hy tuyên bố sẽ ra tranh cửthượng nghị sĩ Sàigòn. Ông liền bị tố cáo dùng chức quyền khoa trưởng trong mưuđồ chính trị, và rồi bị truất quyền trong vòng ba tháng. Bác sĩ Vũ Thị Thoa,đương nhiệm phó khoa trưởng đã lên làm khoa trưởng lâm thời. Sau khi thất cửthương nghi sĩ ba tháng sau, tháng 10/67, giáo sư Ngô Gia Hy lại trở về làm khoa trưởng trường Y Saigòn. Lần trở lại này uy tín của ông đã bị sụp đổ.
Chắc chúng ta ai cũng thắc mắc về “sắc luật” 1967 của Tướng Kỳ, vi phạm nền tự trị Đại học, bãi chức Khoa Trưởng Trường Y và thế vào bằng mộtủy ban gồm có 5 người do ông ta chỉ định. Nhất định phải có kẻ hoạt đầu chính trị đứng sau lưng tướng Kỳ. Hay cũng có thể có "bàn tay lông lá" nào đó buộc tướng Kỳ phải chấp nhận "planning" như vậy. Theo nhóm tác giả của SAIGON MEDICAL SCHOOL, chính bác sĩ Lê Minh Trí tự nhận mình là kẻ đứng sau tướng Kỳ trong vụ này:
“The fact was an ambitious young man, Lê Minh Trí, MD, claimed to be, and was, the instigator. He believed that medical education in VietNam had to be changed, knew many of changes that needed to be made, and believe that they could be made quickly only by removal of those who self-interest seemed to be serve by the status quo”. (4)
Bác sĩ Lê Minh Trí mới vừa từ Mỹ về sau 6 năm tu nghiệp y khoa. Cũng như các bác sĩ khác tu nghiệp lâu năm tại Mỹ, ông được cấp bằng PhD. Bác sĩ Lê Minh Trí mới trở về trường Y Sàigòn, áo khoác chưa kịp ráo mồ hôi mà ông đã có tên sẵn trong danh sách Ngũ Đầu Chế của Tướng Kỳ. Lạ thật! Liệu những lập luận bên trên của nhóm bác sĩ Ruhe, Hoover, và Singer PhD về bác sĩ Lê Minh Trí có đúng sự thật không? Hay đó chỉ là giả thiết, và tệ hơn nữa nếu đó là bịađặt?
Có lẽ cũng cùng ý nghĩ như thế mà chín năm sau, trong một phút ăn năn, Tướng Kỳ hy vọng sau này sẽ có ai soi rọi lại cho sáng tỏ vấn đềphức tạp này: “It appeared lately that the background of the ‘Coup de Faculté’was more complex and it would need some research for anyone to have a clear picture...”
- Ngày 29/1/68, biến cố Mậu thân, tòan thể đại học Saigònđóng cửa. Tất cả sinh viên đi tập Quân Sư Học Đường.
- Ngày 1/4/ 68, đại học Saigòn mở cửa lại.
- Ngày 2/5/68, Mậu Thân đợt 2, trường lại đóng cửa!
- Ngày 18/6/68, trưòng mở cửa lại. Niên khóa năm đó kết thúc muộn vào ngày 15 /8/ 68.
- Tháng 9/68, theo lời tường thuật của nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL, bác sĩ Lê Minh Trí được tướng Kỳ bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục. Cùng thời gian đó viện trưởng Viện Đại học Saigòn là giáo sư Trần Quang Đệ đi nghỉ hè ở Pháp. Cũng như mọi năm trước, giáo sư Trần Quang Đệ vẫn quen nấn ná ở lại Pháp khá lâu sau mỗi vụ nghỉ hè. Với tư cách bộ trưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục, bác sĩ Lê Minh Trí đã cách chức giáo sư Trần Quang Đệ, cho rằng ông ta là kẻ đào nhiệm. Sau đó bác sĩ Lê Minh Trí chỉ định giáo sư Trần Anh làm viện trưởng Viện Đại Học Sàigòn. Vào lúc đó giáo sư Trần Anh cũng đã thay thếgiáo sư Nguyễn Hữu làm giám đốc Cơ Thể Học Viện.
- Ngày 1/11/68, lại một cuộc vận động bầu bán ghế khoa trưởng trường Y Saigon. Người đắc cử là bác sĩ Phan Tấn Tước, giáo sư phụ giảng (professeur délégué). Theo nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL: “Ông ta ít được nhiều người biết đến”. Ngày bác sĩ Phan Tấn Tước nhậm chức, nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL đã viết: “He came into office as a dark horse!” (5) Tôi thật sự không hiểu họ muốn nói gì về bác sĩ Phan Tấn Tước qua từ ngữ “dark horse”. Dù sao thì sự "lên ngôi khoa trưởng’ của bác sĩ Phan Tấn Tước cũng tạo được một tình thế ổn định hành chánh cho trường Y Saigòn, tuy chỉ là tạm bợ.
- Ngày 6/1/69 bác sĩ Lê Minh Trí, đương kim bộ trưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục Sàigòn bị ám sát. Nói về cái chết của bác sĩ Trí, nhóm tác giảSAIGON MEDICAL SCHOOL viết: “Bác sĩ Lê Minh Trí là người trẻ, tham vọng, ăn nói không biết kiềm chế, đi lại không cần bảo vệ”. Và lạ lùng thay, nhóm bác sĩRuhe, Hoover và Ira Singer Ph.D viết thêm một điều mà chúng ta chưa hề nghe nóiđến bao giờ: “Bác sĩ Lê Minh Trí tự hào về quá khứ của ông: Ông đã được rèn luyện thành một chiến sĩ du kích trong rừng sâu theo phong trào Việt Minh, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp”!
Nhắc về sự kiện này, nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL đã viết: “Dr Trí had been away from Vietnam for 6 years taking graduate training in the US ..He was proud to have been a trained guerilla in the jungle fighters with the Viet Minh during the war with the French. He was fearless. He spoke without restraint and traveled without protection...” (6)
Sau đó hai tháng, bác sĩ Trần Anh, viện trưởng Viện Đại Học Sàigòn, giám đốc Viện Cơ Thể Học Saigòn, bị ám sát chết cách nhà ông khoảng 100 mét, lúc đang đi bộ từ trường Y về nhà trong khu Đại Học Xá Minh Mạng.
Bầu không khí khủng hoảng và lo sợ đã phủ xuống Trường Y Sàigòn. Ai ai cũng hiểu cái chết của giáo sư bộ trưởng Lê Minh Trí và giáo sưTrần Anh đều liên quan đến sự can thiệp của phái bộ AMA-SAIGON của Mỹ vào nội tình trường Y Saigon. Nhất là người ta còn nhớ lại cách đó không lâu cũng tại trường Y Saigon, trong thời gian giáo sư Ngô Gia Hy còn làm khoa trưởng, một nam sinh viên y khoa năm thứ tư đã bị ném xuống chết không kịp trối từ lầu cao Bio-Chemistry! Nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL đã viết về suy nghĩ của ban giảng huấn trường Y Sàigòn như sau: “Sau đó một thời gian dài, ban giảng huấn người Việt của trường Y Saigon tỏ vẻ sợ sệt và lạnh nhạt với phái bộ MỹAMA-SAIGON ”.
Nói về cái chết của bác sĩ bộ trưởng Lê Minh Trí và bác sĩviện trưởng Viện Đại Học Saigon Trần Anh cùng thái độ nghi kỵ sợ sệt của ban giảng huấn người Việt tại trường Y Saigon đối với nhân viên của tổ chức AMA-SAIGON lúc đó, nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL viết:
“The stability within the facility was uneasy at best and fell entirely on January, 6, 1969, with the assassination of the Minister of Education, Dr Tri. A grenade was thrown into his automobile. Just two months later Dr Anh, the Rector of the University was killed by multiple gunshot inflicted at closed range while he walk from his from the medical school to his home one block away. The mystery that surrounded the two assassinations produced an atmosphere of apprehension throughout the medical school. It had particular significance to AMA because it was generally concluded that the assassinations, by whatever by opposing force, were related to the medical school changes to which the U.S. had contributed. The Faculty of Medecine asked that the project continue but that it operate as unobstrusively as possible, since no one knew what part association with Americans may have played in the fate of DR Tri and Anh. For a long time afterward, the Vietnamese Faculty show restraint in its association with Americans…” (7)
Liền sau đó đã có nhiều biến cố và khủng hoảng liên tiếp xảy ra tại trường Y Saigon. Những ngày thi cuối năm phải dời đổi nhiều lần... Ngày thi cuối năm của niên khóa 1970 được ấn định vào 10/8/70. Nhưng vào thời điểm này sự liên hệ giữa giáo sư khoa trưởng Phan Tấn Tước và ban giảng huấn trường Y Sàigòn trở nên suy đồi. Ban giảng huấn và một số sinh viên yêu cầu giáo sưKhoa Trưởng phải từ nhiệm. Giáo sư Phan Tấn Tước từ chối. Lại bãi khóa đình công không thi cử. Mãi đến tháng 11/70 thì cuộc thi cuối năm mới bắt đầu, sau khi biết chắc giáo sư khoa trưởng Phan tấn Tước từ nhiệm.
- Tháng 12/70: Bác sĩ giáo sư Đào Hữu Anh, đương kim phó khoa trưởng lên làm khoa trưởng lâm thời trường Y Saigòn. Đó cũng là lúc giáo sư Phan Tấn Tước từ nhiệm. Bác sĩ Đào Hữu Anh là một nhân vật trầm mặc, kínđáo. Ông là giáo sư trưởng khoa Cơ Thể Bệnh Lý-Anatomy Pathology, trưởng phòng thí nghiệm Anapath của trường Y Saigon. Sau khi tu nghiệp ở Mỹ, ông trở lại trường Y Saigòn vào những năm 60. Từ đó không hiểu do thế lực nào, hay là vì quá khứ đạođức y học mà giáo sư Đào Hữu Anh đã luôn nắm chặt chức phó khoa trưởng trường Y Saigòn cho đến ngày 30/4/75.
- Tháng 12/71 bác sĩ giáo sư Đặng Văn Chiếu được bầu làm khoa trưởng trường Y Sàigon. Để đánh dấu giai đoạn lịch sử này, nhóm tác giả SAIGON MEDICAL SCHOOL hạ bút: “At the end of 1971 there was hope for internal stability in the medical school with the election of ĐangVanChieu, MD, as Dean, Dr Chieu, Professor and Chairman of Department of Neurological Surgery was elected as favorise of both sides and not concession of either. With his entry into office in January, 1972 there seemed to be real promise of prolonged period of cooperation.” (8)
Những lời phát biểu ở trên của nhóm bác sĩ Ruhe, Hoover và Ira Singer PhD có vẻ chủ quan phấn nào, khi họ bảo giáo sự Đặng Văn Chiếu được bầu làm khoa trưởng trường Y là do sự ủng hộ của cả hai phía Việt và Mỹ, chứkhông phải do sự nhường nhịn của bên này hoặc bên kia. Thật sự giáo sư Đặng Văn Chiếu là người Nam, vốn dĩ điềm đạm hòa nhã, đã được mọi người và sinh viên mến chuộng. Ông đã được sự ủng hộ của cả hai phía Việt cũng như Mỹ, nhất là từ phía phái bộ AMA-SAIGON.
Thật ra vào tháng 12/1971 khi giáo sư Đặng văn Chiếu lên làm khoa trưởng, thì tất cả ban giảng huấn người Việt cũng như sinh viên trường Y Saigòn hoàn toàn mệt mỏi, khiếp sợ, chán chường trước mọi thay đổi và chết chóc. Trường Y Saigon đã phải trả giá quá đắt cho sự can thiệp đẫm máu của phái bộ AMA-SAIGON, bằng cái chết của hai giáo sư Lê minh Trí, Trần Anh cũng nhưsinh mạng của sinh viên y khoa "rớt" từ lầu cao xuống sân trường. Ho chết không trối trăn được một lời.
Tinh thần trường Y Saigòn vào thời điểm này coi như đã thuần. Mọi người đều hy vọng ngày giáo sư Đặng Văn Chiếu nhậm chức khoa trưởng, tháng 12/1971, sẽ mở đầu một thời kỳ hòa bình, ổn định, hợp tác về lâu về dài giữa trường Y Saigon và phái bộ AMA-SAIGON. Sau ngày nhậm chức của giáo sư Đặng Văn Chiếu cũng có xáo trộn, nhưng giáo sư Đặng Văn Chiếu đều vượt qua nhờ sự ủng hộtích cực của Mỹ và Việt. Giáo sư Đặng Văn Chiếu vẫn là Khoa trưởng trường Y Sàigòn cho đến ngày Saigòn thất thủ 30/4/75. Giáo sư Chiếu và gia đình sau đóđược di chuyển sang Mỹ an toàn.
Bây giờ nhớ lại cái chết tức tưởi của thầy và bạn, chúng ta vô cùng thương tiếc họ. Đồng thời chúng ta cũng thật sự kiêu hãnh về truyền thống trường Y Saigòn và bịnh viện Bình Dân, luôn luôn gìn giữ nếp cao đẹp. Mặc dầu dưới bất cứ áp lực thời thế tệ hại cách mấy đi nữa, thì sinh viên trường Y Sài gòn vẫn tiếp tục đi học và thực tâp tại bịnh viện, trừ những khi phải tham dựhuấn luyện Quân Sự Học Đường.
Sinh viên nội trú, bác sĩ, giáo sư luôn có mặt trong bịnh viện, bên cạnh bệnh nhân. Họ tiếp tục học hỏi, giảng dạy và theo đuổi những công trình nghiên cứu. Tại bịnh viện Bình Dân, tập thể bác sĩ cùng nội trú và sinh viên luôn quy tụ quanh thầy Phạm biểu Tâm (dù cho thầy đang tại chức khoa trưởng hay bị bãi nhiệm). Các vị giáo sư Ngô Gia Hy, Trần Ngọc Ninh, Hòang Tiến Bảo,Đào Đức Hoành… đã tích cực thực hiện phẫu thuật, giảng dạy, nghiên cứu, ngày cũng như đêm.
1968, 69, 70 là những năm mà khu Phẩu Thuật “B” bịnh viện Bình Dân phát triển cơ cấu kỹ thuật theo tiến bộ mới. Các sinh viên nội trú ngoại khoa (surgical) phần nhiều tụ tâp về đây. Bác sĩ giải phẫu Norman William Hoover, chuyên về Chấn Thưong Chỉnh Trực từ trường Y Mayo Clinic thời danh của Mỹ tại Minnosota đã từng đến Viêt nam vào năm 1967 để thay thế bác sĩ Reimann làm giám đốc (Field Director) AMA-SAIGON. Ông đến bịnh viện Bình Dân, hợp tác với các giáo sư Hoàng Tiến Bảo, Trần Ngọc Ninh, nội trú Võ Thành Phụng trong công trình nghiên cứu mới về giải phẫu điều trị chứng Lao Cột Sống: Hogdson’s Operation (9).
Giáo sư Trần Ngọc Ninh và Hoàng Tiến Bảo cùng sự công tác của nội trú Võ Thành Phụng đã kiện toàn phẫu thuật thay thế khóp háng (hip release), khớp gối (knee release) và đóng đinh cổ xương đùi (Smith Petterson Nailing) cũng như đóng đinh gẫy kín xương chầy. Giáo sư Hòang Tiến Bảo cùng các cộng sự viên, nội trú Nguyễn Quang,,, từng theo đuổi công trình nghiên cứu Bướu Các Phần Mềm (Tumeurs des Parties Molles) và thẩm định tánh chất của Bướu Tế Bào Lớn (Giant Cell Tumors). Tôi cũng được vinh dự tham gia các công trình kể trên tại khu Chấn thương và Chỉnh Trực mặc dầu với một vai trò thứ yếu.
Cùng trong những năm này tại khu Ung Thư bịnh viện Bình Dân, giáo sư Đào Đức Hòanh (với sư cộng tác của bác sĩ Dương, nội trú Nguyễn Chấn Hùng, và nội trú Lâm Văn Năm sau đó) đã tận lực phát triển kỹ thuật giải phẫu Wertheim, và Halsted (10) đến độ nhuần nhuyễn. Các khu Giải Phẫu Tổng Quát của giáo sư Phạm Biểu Tâm (với sự cộng tác của bác sĩ Huấn, Tuyến, Lân, Nghiêm Đạo Đại, và nội trú Văn Kỳ Chương), khu Tiết Niệu của giáo sư Ngô Gia Hy (với nội trú Đặng Phú Ân, Nguyễn Hiệp) cũng như tất cả các khu khác trong bịnh viện đều theo đuổi những công trình nghiên cứu và phát triển chuyên biệt.
Nhận xét về những dữ kiện trên, phái bộ AMA Sàigòn đành phải thú nhận sự thật như sau: “War and Politics obsviously interfered with the process of medical education in VietNam. Nevertheless, medical students continued to apply themselves and continue to learn medicine even during the most serious disruptions… Perhaps this provides evidences that students continue to seek knowledge at any opportinuity if available, eventhough adverse conditions interfere with the regular teaching process” (11)
Có điều làm chúng ta ngạc nhiên là trong phần bạt hậu (Epilogue) của SAIGON MEDICAL SCHOOL, các tác giả kiêu hãnh lập lại lời báo chí Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khen tặng họ vào ngày 1/5/1975: “The Americans are not very good at fighting a war, but they do know how to build a very good medical school.” (12) Vâng, người Mỹ biết làm thế nào để xây dựng một trường Y tân kỳ, tiến bộ về kỹ thuật. Nhưng người Mỹ xây dựng trường Y Saigòn bằng sựcan thiệp đẫm máu vào nội bộ tổ chức của trường Y Saigòn một cách quá tệ hại. Viết tới đây, mặc dầu đã là công dân Mỹ hơn 20 năm, tôi vẫn thấy mình chưa vượt khỏi cái bóng của quá khứ, chưa vượt khỏi thân phận người dân của quốc gia nhược tiểu, bị đô hộ và bị cai trị.
Thời gian nhanh như bóng câu qua cửa! Mới đó mà anh em nội trú Bình Dân Saigon từ những năm 68-70 đã xa nhau gần 40 năm! Biết bao vật đổi sao dời. Biết bao mất mát không gì đền bù nổi.
- Cách đây mấy năm, thầy Phạm Biểu Tâm qua đời tại Cali.
- Thầy Đặng văn Chiếu qua đời vào ngày 27/6/2004 tại Cerratos, Cali.
- Thầy Ngô Gia Hy qua đời vào ngày 26/10/04 tại Saigon.
- Thầy Hoàng Tiến Bảo qua đời vào ngày 20/1/2008 tại Alhambra, Cali.
- Giáo sư Nguyễn Hữu qua đời vào ngày 15 tháng 10 năm 2008 tại Brest, Pháp
- Bác sỉ Trần Minh Tùng, người anh đầu đàn khả kính và thân thiết của chúng ta cũng vừa qua đời vào ngày 22 tháng 10 năm 2008 tại Cali…
Còn ai nữa trong các Thầy, các bạn đã ra đi trong lãng quên của chúng ta? Cuộc đời và chiến tranh làm chúng ta mất hút nhau trong màu khói lửa. Võ Thành Phụng! Bây giờ anh ở đâu? Còn khoẻ không? Anh vẫn tiếp tục dạy học tại trường Y Saigòn? Vẫn trao dồi giải phẫu hàng ngày? Anh có còn những đêm say sướt mướt nữa không? Còn ai để anh chia sẻ trong cơn say? Tôi lúc nào cũng nghĩvề anh. Tôi luôn luôn nuối tiếc những năm tháng nội trú tại binh viện Bình Dân Sàigòn 68-70 như “Thời Vàng Son” trong cuộc sống của chúng ta, của bạn bè cùng thế hệ.
Biết bao thay đổi ngoài đời, biết bao thay đổi trên ghế khoa trưởng trường Y Saigòn trong những năm tháng đó?! Ấy thế mà mỗi khi các giáo sư, bác sĩ, nội trú, sinh viên y khoa bước vào phía trong cánh cửa bịnh viện Bình Dân thì tình nghĩa trước sau là một, với tâm hồn không bao giờ thay đổi. Thầy trò anh em gắn bó, cùng dìu dắt nhau phục vụ bịnh nhân, nghiên cứu phát triển ngành nghề qua những chặng đường khó khăn nhất của lịch sử đất nước. Võ Thành Phụng, tôi mong anh còn khoẻ. Tôi mong anh đọc đuợc những dòng bút ký ngắn này.

Mong các thầy, anh em chúng ta, những ai còn sống sót sẽ gặp lại nhau trên quê hương Việt Nam...

ĐÀO NHƯ
(Bác sĩ Đào Trọng Thể)
Oak park, Illinois USA, 4/21/05 (Sửa chữa lần cuối ngày 3/3/2009)

NB: Bác sĩ Võ Thành Phụng, giáo sư đầu ngành Chấn Thương và Chỉnh Trực trường Y Saigon đã qua đời tại Saigon vào năm 2011.

GHI CHÚ:

(1) Saigon Medical School, Edi. 1988, trang 54
(2) Saigon Medical School, Edi. 1988, trang 54
(3) SaigonMedical School, Edi. 1988, trang 39
(4) Saigon Medical School, Edi. 1988, trang 54
(5) Saigon Medical School, Edi. 1988, trang 56
(6) Saigon Medical School, Edi. 1988, trang 54
(7) Saigon Medical School, Edi. 1988, trang 56
(8) Saigon Medical School, Edi. 1988, trang 58
(9) Hogdson’s Operation: Kỹ thuật giải phẫu của bác sĩHogdson trong điều trị lao cột sống thực hiện đầu tiên tại Hong Kong. Chính bác sĩ Norman W. Hoover là người đầu tiên truyền bá và giảng dạy phương pháp này tại Orthopedic Department, bịnh viện Bình Dân Saigon vào năm 1968 cho các nội-trú.
(10) - Wertheim: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, phần phụ và hạch, trong điều trị ung thư tử cung
- Halsted: Phẫu thuật cắt bỏ nhủhoa, cơ bắp kế cận và hạch, trong điều trị ung thư vú.
(11) Saigon Medical School, Edit.1988 - trang 60
(12) Saigon Medical School, Edit, 1988 - trang 259