Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2023

Họp mặt với Chương - Phương, Y Khoa Saigon 73 + 75

 

       




































Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Lê Duẩn, Comer of Nguyễn Du - Đồng Khởi - Lê Lợi - Ben Thanh Market ,,,
https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/720182806373065

Comments

N Anh Tuan
Sau ko có hình Bs Hùng …còn gửi đi chổ khác nữa 
Mình …ăn cháo huyết vỉa hè thôi ko dám chơi nổi ..I can you Hxx

Pham Liem
Nhà hàng xịn, thực đơn có "Đuông Chà Là", hổng phải Đuồng Dừa à nhen. Rất vui thấy lại chị Thanh Lèo, Tuấn Voi, Mai Hắc Đế, Nhơn Từ Thiện và nhiều bạn ít khi xuất hiện. Đúng là:
Năm mươi năm thấm thoắt có xa gì
Chợt ngoảnh lại ai nấy đều lụ khụ....
Còn sống, còn gặp nhau thì còn vui dài dài.
Mong gặp lại,
CL

Do Trong Hung 
Dyf
Cám ơn KN cho coi hình ban bè đon tiếp PC ơ SGL.
Ở tuoi 75 nay ma còn lái xe may Honda đi tren đường phố đông nghẹt xe cộ  là ngon lành quá rồi.
TR vê SGL khg dám lai xe găn máy chỉ toàn là đi bộ hay đi xe ôm thôi
Thang 5 /2023 TR vê lại SGL phải tổ chức RU 50 như thế nay  mới ngon lành

N TVinh
Thấy các bạn ta họp mặt rất vui, có 13 bạn lớp ta và nhiều bạn 75 của Phương. 
Chị Thanh trông trẻ ra vì mập hơn 1 chút. 
Chương Phương kêu gọi được họp mặt như vậy là thành công. 
Mong các bạn ta vui khỏe. 
HT 

Dioi Nguyen
EmojiEmojiEmoji
Hôm qua không đến được vì đôi chân quá yếu.Thành thật xin lỗi 2 ông bà " lực bất tòng tâm".Hy vọng gặp các bạn trong tương lai.Chúc các bạn luôn vui,khỏe.
 Giỏi

Bui Quang Dung
Họp mặt khá đông đủ và dzui. Chị Thanh trông trẻ và khỏe không khác mấy lúc sang đây. Xuân Mai hồi phục quá tốt, trông có vẻ bình thường trở lại. KM, Tiến T và già Kwang nhờ hay đi mua bưởi nên trông cũng còn xinh. Bụng bự nhất là ĐVK. Nhõng nhẽo nhất là Chương còm được vợ đút. Chúc mừng các bạn họp mặt dzui dzẻ. 
BQD 

Ngoc Tuyet
Chúc Mừng cuộc Hội  Ngộ Vui Tươi Thành Công  với Chương - Phương , YKSG 73+75 : mặc dầu Thân trên 70  có hao mòn theo quy luật thời gian,nhưng TÂM HỒN của Quý Bạn   VẪN  TƯƠI TRẺ như Tuổi Ngọc Đôi Mươi trong TÌNH BẠN THÂN ÁI BẤT DIỆT.
Xin 1 đề nghị nhỏ là Quý Bạn còn ở Việt Nam ,nhất là   Anh- Chị Chương - Phương
từ xa trở về thăm Quê Hương , sắp xếp đến thăm Anh Giỏi.
Thành Tâm Cầu Chúc Cả Nhà nhiều Vui Khoẻ( Thân- Tâm- Trí Tuệ), vạn sự An Lành, Cát Tường và Hạnh Phúc trong Từ Quang Thượng Đế.
    Ngọc -Tuyết 

Do Trong Hung
Dyf
Phải nể Chương còm ,thấy hơi lụm khụm mà vẫn vê SGL thăm bạn bè và ba con .Ban cũ trường xưa....
TR cung gan cung mình ,ăn noi ninh tinh trên forum mà vê SGL thăm ban nối khố xứ Cam ,ma khg ngán ai ,roi con vê Go vap thăm chi  em hoc tro nữa mới sợ.
HXX nhat đòn  nên chưa về SGL thăm bà con o quê nhà ,nhung mà gia đinh con gái HXX  đại diện về thăm nha rồi thì HXX cũng chưa mất gốc 








































Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

Ăn thiếu chất béo (dầu và mỡ) hại sức khoẻ và nguy hiểm đến tính mạng

 Đầu tháng Chín năm nay (2014), trên mục Sức Khoẻ của một nhật báo lớn ở Mỹ, The New York Times, ký giả Anahad O’Connor đã viết một bài với nhan đề Lời Kêu Gọi Cho Cách Ẩm Thực Ít Chất Đường Thêm Chất Béo (A Call for a Low-Carb Diet That Embraces Fat).



https://www.nytimes.com/2014/09/02/health/low-carb-vs-low-fat-diet.html?_r=0

Bài báo này đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng trong dư luận và truyền thông Mỹ về vấn đề dinh dưỡng từ kỵ-chất-béo qua thêm-chất-béo trong thực phẩm. O’Connor muốn thông tin cho độc giả về các bằng chứng khoa học vững chắc cho thấy khi con người ăn bớt đường bột và ăn thêm chất béo (ngoại trừ trans fat), nguy cơ cuả bệnh tim mạch được giảm đi nhiều. Không những thế, họ còn giảm lượng mỡ trong cơ thể và xuống ký rõ rệt nhờ ăn thêm chất béo thay vì chất đường.

Kết quả khảo cứu mới nhất từ Đại Học Tulane, tài trợ bởi Viện Nghiên Cứu Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH- National Institute of Health), đăng trên Nguyệt san Y học Annals of Internal Medicine trước đó, cho thấy sự khác biệt rõ ràng, như đã nói ở trên, giữa nhóm tiêu-thụ-bớt-đường-thêm-chất-béo và nhóm ăn-thực-phẩm-có-lượng-chất-béo-thấp như Chính phủ Liên bang và Hội Chuyên gia Bệnh Tim Hoa Kỳ vẫn đang khuyến khích hiện nay. Điểm đáng chú ý là cả hai nhóm đều không phải giới hạn lượng calorie tiêu thụ mỗi ngày như các chương trình dinh dưỡng khác. Kết quả của cuộc thí nghiệm này chứng tỏ rằng phong trào bài trừ chất béo trong thực phẩm trên hơn ba mươi năm qua ở Hoa Kỳ là sai lầm.

Vì đâu nên nỗi:

Từ thập niên 1950, Y học Hoa Kỳ đã biết rằng lượng mỡ cholesterol cao trong máu có liên hệ đến bệnh tim mạch nhưng nguồn gốc của cholesterol gia tăng trong máu thì vẫn rất mơ hồ. Cholesterol đóng vai trò quan trọng cho sinh hoạt của mỗi tế bào, đồng thời cũng là nguồn cội trong việc sản xuất các kích tố steroids và vitamin D rất quan trọng cho cơ thể. Trong suốt thập niên 1960, các nhà nghiên cứu y khoa xác định một vài chứng bệnh di truyền hiếm có thể gây lượng mỡ cao trong máu, nhưng trong đa số bệnh nhân tim mạch, lượng cholesterol đến từ thói quen ăn uống.

Một cuộc tranh luận gay gắt xảy ra giữa hai nhóm khoa học gia: Một nhóm tin rằng lượng cholesterol cao trong bệnh nhân là đến từ chất đường trong khi nhóm kia quả quyết rằng cao cholesterol là đến từ chất béo trong thực phẩm. Qua thập niên 1970, Giáo Sư Ancel Keys, thuộc ngành Dinh Dưỡng cuả Đại Học Minnesota, đưa ra kết quả của một cuộc nghiên cứu quan trọng trên bảy quốc gia Âu Mỹ cho thấy rằng tiêu thụ nhiều chất béo bão hoà từ mỡ động vật là nguyên do của cholesterol cao và bệnh tim mạch. Các khoa học gia khác đã nhanh chóng ủng hộ GS Keys và các hội chuyên khoa về tim cùng chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo người Mỹ nên ăn ít chất béo, nhất là mỡ động vật, và các công ty sản xuất thực phẩm nên giảm thiểu chất béo trước khi bày bán trên thị trường.

Hậu quả bi đát với vài “nghịch lý”:

Dân Mỹ vào siêu thị mua thực phẩm với các quảng cáo Ít Mỡ (Low Fat) hoặc Không Mỡ (No Fat) to tướng trên nhãn hiệu. Để thay thế bơ mà người Mỹ ưa quẹt vào bánh mì, khoa học gia lại tìm cách làm rắn mỡ thực vật lỏng bằng cách thay thế dạng Cis của axít béo với hydro qua gạch nối dạng Trans gọi là Trans Fat, một chất béo thực vật mới hoàn toàn nhân tạo không có trong thiên nhiên để thay thế bơ (margarine with trans fat). Trong các thập niên kế tiếp, từ 1980 cho đến bây giờ, Hoa Kỳ rồi các nước giàu có trên thế giới bị hoành hành với chứng mập phì và nạn dịch Tiểu Đường loại 2 ngày càng thêm nặng, vì đại đa số người dân nhiễm Hội Chứng Biến Dưỡng do sự kháng insulin trong cơ thể làm mập phì, tăng cholesterol và chất triglyceride trong máu, tăng huyết áp và chứng Tiểu Đường.

Cho đến 7-8 năm trở lại đây, nguyên do của nạn dịch này mới được xác định là người Mỹ đã dùng  đường và bột ngày thêm nhiều để bù đắp cho số calorie bị mất đi khi họ ăn ít chất béo; chất đường ngọt, nhất là đường fructose, là nguyên nhân của sự tích tụ mỡ trong gan, bụng và cả bắp thịt gây ra chứng kháng insulin (sau khi kháng insulin đã xảy ra thì cả đường glucose cũng trở thành nguy hại). Khách hàng đã phải trả một giá quá đắt về sức khoẻ và sinh mạng vì tiêu thụ các thực phẩm Ít Mỡ và Không Mỡ nhan nhản trên thị trường, trong lúc các bác sĩ của họ tiếp tục khuyến khích dinh duỡng kỵ chất béo, nhất là mỡ động vật, một cách sai lầm trong suốt 40 năm.

Một vài chuyện nghịch lý (paradox) phát hiện trong thời gian này, nhưng khoa học và chính phủ Hoa Kỳ vẫn không quan tâm và suy diễn đúng, vì vẫn còn bị mê hoặc với chính sách giảm chất béo:

1-Nghịch lý người Pháp. Dân Pháp thích ăn uống ngon miệng nên họ nhất định không ăn giảm chất béo nhất là mỡ động vật, vì làm như thế thức ăn sẽ mất mùi vị. Họ tiếp tục ăn bơ, phó mát, thịt bò, gà vịt ngỗng, heo, trứng….như thường lệ, nhưng tỷ số mập phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch tại Pháp lại thấp hơn Hoa Kỳ và các nước Tây Âu lân cận. Nghịch lý này được giải thích vì người Pháp uống nhiều rượu vang đỏ có chất kháng ốc-xy và nhất là resveratrol.

2-Nghịch lý về thuốc chống cholesterol. Có hơn 6 nhóm thuốc làm hạ cholesterol trong máu được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho bán ở dược phòng, nhưng chỉ có nhóm thuốc statin đã chứng tỏ giúp bệnh nhân ngừa khỏi biến chứng tim mạch và sống lâu. Các nhóm thuốc kia, mặc dù hạ thấp cholesterol nhưng không ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Hoá ra thuốc statin còn có tác dụng chống viêm, làm thành mạch máu trơn láng hơn, và có thể tăng thêm tuổi thọ với tác dụng trên tế bào.

3-Nghịch lý về biến chứng của Tiểu Đường loại 2. Mặc dù Hoa Kỳ đã và đang trải qua cơn dịch Tiểu Đường loại 2 với tiềm năng gây biến chứng tim mạch, trên thực tế số luợng tim đột quỵ (heart attack) và tai biến mạch máu não cùng tỷ số tử vong đã giảm đi từ 15 năm nay. Lý do là thuốc statin và các thuốc chống áp huyết cao đã được dùng rất phổ thông cho người Mỹ.

Nhờ cuộc khảo cứu của Đại Học Tulane và bài báo cảnh tỉnh của ký giả O’Connor mà hôm nay chúng ta biết rằng các “nghịch lý” kể trên không phải là nghịch lý gì cả. Y học và Chính phủ Hoa Kỳ đã sai lầm khi cổ võ và áp dụng cách dinh dưỡng thiếu chất béo. Cuộc khảo cứu 7 quốc gia cuả GS Keys đã bị các khoa học gia đương thời duyệt lại và cho thấy ông đã phạm nhiều sơ xuất dẫn đến kết quả không đúng với sự thật.

Ăn ít chất béo còn có hại cho sức khoẻ tổng quát vì cơ thể sẽ bị thiếu các sinh tố quan trọng hoà tan trong chất béo như sinh tố A, sinh tố D và sinh tố K.

Ăn thiếu chất béo, nhất là chất béo động vật, gây ra chứng xuất huyết não sau 45 tuổi với số tử vong cao như đã tường trình từ các nghiên cứu trên nữ điều dưỡng Mỹ (2001), người Nhật (2003) và người Ấn Độ (2012). Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị xuất huyết não gần đây có lẽ vì tuổi cao và thiếu chất béo động vật như đã chứng tỏ qua các khảo cứu kể trên?

Ngoài ra, nhiều chứng ung thư thường xảy ra trên người có lượng cholesterol trong máu rất thấp, nhưng cho đến nay Y học vẫn chưa chứng minh được là ung thư làm hạ cholesterol hay thiếu cholesterol gây ra ung thư?

Kết Luận:

Hiện nay người Mỹ vẫn còn theo tiêu chuẩn ăn bớt chất béo cổ động bởi chính phủ Hoa Kỳ với lượng dầu mỡ dưới 30% của tổng số calorie tiêu thụ, và vì thế đã ăn quá nhiều đường bột để bù đắp với hậu quả tai hại. Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama buộc các em học sinh trường công lập Mỹ ăn trưa với thực phẩm ít béo ít đường từ quầy ăn nhà trường làm thức ăn tồi tàn và dở ẹc như nhai giấy bìa; tội nghiệp các em đang sức lớn mà đói meo. Các chuyên gia về bệnh tim còn sai lầm khi họ muốn giảm chất béo xuống đến 10% mổi ngày, mặc dù làm như vậy sẽ tăng hiểm nguy của xuất huyết não.

Theo nghiên cứu mới nhất đã nói ở đầu bài, nhóm tiêu thụ hơn 40% chất béo cho tổng số calorie từ thực phẩm đã xuống ký vì ăn mau no, ăn bớt đường bột, nên giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Chúng ta nên ăn uống thoải mái, thêm thịt cá gà vịt trứng tôm cua… với nhiều chất đạm và chất béo; không phải kiêng khem gì ngoài việc ăn bớt đường bột cơm gạo, và ăn thêm rau quả. Vào siêu thị chúng ta không mua thực phẩm Low Fat và No Fat và nhất quyết không tiêu thụ thực phẩm có chứa trans fat.

Trans fat thực vật là chất béo xấu duy nhất cho con người hiện nay.

Chất béo tốt là mono-unsaturated fat và omega-3-fatty acid có tác dụng chống viêm và ngừa bệnh tim mạch. Thực phẩm với chất béo tốt gồm có dầu olive, dầu canola, dầu gan cá, trái bơ (avocado), mỡ vịt, dầu dừa, dầu đậu phụng, lòng đỏ trứng, và còn nhiều nữa. Chất béo bão hoà từ mỡ bò, heo, hay chất béo poly-unsaturated từ dầu đậu nành, dầu bắp, v.v., cũng không độc hại gì nếu ăn vừa phải. Người ăn nhiều cá hay gà vịt rất ít khi bị tai biến mạch máu não, trong khi người ăn thiếu mỡ bị xuất huyết não nhiều hơn như chúng ta đã biết.

Pham H. Liem, MD
Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS

Khoa học về Hệ Gen (Genomics) và Y khoa Ứng hợp Cá nhân (Personalized Medicine) đang cách mạng hoá nền Y tế Hoa Kỳ: Những điều chúng ta cần biết hôm nay

 Gần đây trên mạng có hai tin tức rất quan trọng về Y khoa nhưng không được nhiều người để ý và phổ biến.

Mẩu tin thứ nhất là một bà lão 90 tuổi bị chứng ung thư phổi rất nặng, đã đến thời kỳ 4 khi được chẩn đoán vào năm 2012. May thay, các bác sĩ tại Viện Ung thư Winthrop Rockefeller, thuộc trường Y khoa University of Arkansas for Medical Sciences (UAMS), thử gen (gen, gốc Hy Lạp, phát âm gien) của bướu và tìm ra rằng tuy bà cụ không hút thuốc lá nhưng có gen đột biến (mutation) dạng ROS1 gây ra ung thư phổi, và có thể chữa được với thuốc Crizotinib. Thế là bà cụ, dù lúc ấy đã hơn 90 tuổi bị ung thư nặng, vẫn được chữa bằng phương pháp điều trị ứng hợp cá nhân (personalized medicine) với chỉ một thứ thuốc kể trên. Các bác sĩ đã không cần giải phẫu (Surgery) hay xạ trị (Radiotherapy), mà cũng không dùng các hỗn hợp hoá trị (Chemotherapy) vì cơ thể ở tuổi bà không thể nào chịu đựng được. Hai năm sau, ở tuổi 92, bà hoàn toàn khoẻ mạnh và khối bướu trong phổi đã biến mất. Đây là một trường hợp vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Y học.

<https://www.uamshealth.com/news/?id=5350&sid=1&nid=10394&cid=5>

Trước đây, một khi bác sĩ định ra bệnh một loại ung thư phổi thì tất cả bệnh nhân có cùng loại và cùng thời kỳ sẽ được chữa trị giống nhau với nhiều phản ứng phụ mà lại ít công hiệu đưa đến tử vong cao.

Mẩu tin thứ hai xuất hiện trên ‘time.com’ hồi đầu tháng Giêng năm 2015. Các nhà khảo cứu tại bệnh viện Johns Hopkins đã chứng tỏ rằng hai phần ba (66%) ung thư của loài người là do đột biến ngẫu nhiên không may (unlucky random mutation) của tế bào gốc (stem cell) nên càng sống lâu thì càng dễ bị ung thư; tương tự như việc gặp tai nạn khi lái xe, càng lái nhiều thì tỷ lệ gặp càng tăng. Môi trường, độc tố và di truyền chỉ là phần nhỏ trong việc gây ra ung thư. Gen đột biến là lý do chính và ngoài tầm kiểm soát của con người.

<https://time.com/3650194/most-cancer-is-beyond-your-control-breakthrough-study-finds/>

Từ khi Chương trình Giải mã Hệ Gen của loài người (Human Genome Project) được hoàn tất tại Viện Y học Quốc gia (National Institute of Health) Hoa Kỳ năm 2003 mang đến sự phát triển của Khoa Hệ Gen học (ck Khoa học về Hệ Gen), hai mẩu tin trên báo hiệu cho chúng ta là giai đoạn Y khoa Ứng hợp Cá nhân dựa trên Khoa Hệ Gen học đã đến và sẽ cách mạng hoá Y khoa, bắt đầu với ngành Ung bướu (Oncology) rồi đến các ngành khác như Nhi khoa (Pediatrics), Thần kinh Tâm trí (Tâm Thần học, Psychiatry), Dược khoa Trị liệu (Pharmacotherapy) và tất cả các chuyên khoa khác trong Y học. Cuộc cách mạng này mang nhiều hứa hẹn tốt cho sức khoẻ của nhân loại.

Tóm lược lịch sử Y khoa từ Thượng Cổ đến Hiện Đại:

Từ thời Thượng Cổ và Tiền Sử, mỗi bộ lạc đều có pháp sư, phù thủy dùng pháp thuật, nghi lễ và thảo mộc để trị bệnh. Sang thời canh nông và có chữ viết, các nền văn minh cổ của nhân loại đều có một nền Y khoa riêng để phục vụ nhu cầu y tế trong xã hội. Y khoa phát triển hoặc trì trệ đồng nhịp với sự tiến hay thoái của các nền văn minh trong lịch sử như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, Ả Rập và Âu châu Phục hưng. Mặc dù ở địa điểm và niên đại khác nhau, các nền Y khoa nói trên có cùng nguyên tắc là quan sát (observation), kinh nghiệm (experience) và truyền thống (tradition).

Y khoa truyền thống (Traditional Medicine) mặc dù hữu ích cho nhu cầu y tế cuả dân chúng nhưng không có căn bản để tiến bộ nên thường dẫn đến tắc nghẽn rồi từ từ suy thoái qua nhiều thế hệ. Thời Phục hưng ở Âu châu mang đến tiến bộ trên nhiều phương diện kỹ thuật cũng như nghệ thuật, và một ngành học mới làm thay đổi đời sống của loài người từ sau thời canh nông: Khoa học Thực nghiệm với các môn Hoá học (Chemistry), Vật lý (Physics), Sinh Vật học (Biology), Sinh Lý học (Physiology), v. v.. Các tiến bộ này dẫn đến cuộc Cách mạng Kỹ nghệ tại Âu châu và Bắc Mỹ vào Thế kỷ thứ 19.

Claude Bernard xuất bản cuốn “Lược dẫn về môn Y khoa Thực nghiệm” (Introduction to the Study of Experimental Medicine) năm 1865 đánh dấu sự thay đổi quan trọng của ngành Y tại các cường quốc kỹ nghệ Âu châu đương thời: từ Y khoa truyền thống sang Y khoa với khoa học thực nghiệm.  Y học Thực nghiệm Âu châu dẫn tới nhiều khám phá khoa học quan trọng như Vi Trùng học (Microbiology) với các vĩ nhân như Pasteur và Koch cùng các môn đệ đã giúp tìm ra cách chữa và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, cứu sống vô số mạng người và dẹp bỏ được các dị đoan còn sót lại từ Y khoa Truyền thống ngày trước. Dân chúng Âu châu lúc ấy có hệ thống Y tế với chất lượng cao nhất thế giới.

Ở Á châu, Nhật cũng cải cách theo Y khoa Thực nghiệm trong thời Minh Trị Canh Tân và do đó có bộ môn Vi Trùng học tân tiến với ảnh hưởng của Koch. Trung Hoa cũng bắt đầu cải cách Y khoa sau Cách mạng Tân Hợi (1911) vì người cầm đầu cách mạng, Tôn Văn, cũng là một Y khoa Bác sĩ từ Hawaii. Việt Nam lúc ấy là thuộc địa Đông Dương của Pháp nên được người Pháp đem nền Tây Y thực nghiệm vào giúp mở mang hệ thống Y tế cho người bản xứ. Vài đệ tử cuả Pasteur đã đến Việt Nam; đặc biệt nhất là Yersin đã chọn nước ta làm quê hương thứ hai cho ông. Trường Y khoa Hà Nội, và sau 1954 là Y khoa Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo cuả Giáo Sư Huard và các môn đệ người Việt đã đạt tiêu chuẩn khoa học tương đương với các trường ở Pháp. Các Giáo sư Thạc sĩ (Professeur agrégé, Tenured Professor) Y khoa Pháp gốc Việt đã điều hành và giảng dạy tại trường Y khoa Sài Gòn trong suốt hậu bán Thế kỷ thứ 20.

Tại Hoa Kỳ, trong suốt thời Cách mạng Kỹ nghệ, phần lớn ngành Y khoa còn lạc hậu so với Âu châu. Hệ thống Y tế vẫn dùng lối truyền thống với nhiều khuynh hướng phản khoa học và bịp bợm (Snake Oil Medicine). Cho đến đầu Thế kỷ thứ 20, Y khoa Thực nghiệm chỉ có ở một vài trung tâm Y học lớn như Johns Hopkins và 4-5 nơi khác mà thôi. Phần lớn các trường Y chỉ là trường dạy nghề và thiếu tiêu chuẩn khoa học để khảo cứu tiến bộ, cho đến khi một nhà giáo dục, Tiến Sĩ Flexner, viết một tường trình quan trọng về sự thiếu thống nhất và chất lượng thấp trong Y học của nước Mỹ. TS Flexner kêu gọi nâng cao trình độ Y học ở Mỹ với sự thống nhất chất lượng theo Y khoa Thực nghiệm và loại bỏ các trường thiếu tiêu chuẩn khoa học, nhất là các trường đào tạo lang băm bịp bợm. Từ đó, Y khoa Mỹ từ từ bắt kịp Y khoa Âu châu và cuối cùng, sau Thế Chiến thứ 2, đã vượt trội hẳn Âu châu cho đến ngày nay.

Khuyết điểm của Y khoa Thực nghiệm:

Y khoa Thực nghiệm là một khoa học tinh vi với nhiều phương tiện ngày càng tối tân giúp định bệnh chính xác và giúp bác sĩ hiểu rõ bệnh lý của chứng bệnh. Từ sự hiểu biết đó, bác sĩ chọn phương pháp chữa trị hợp lý nhất được khoa học chứng tỏ là hiệu quả để chữa cho bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân có cùng một chứng bệnh sẽ được chữa trị giống nhau theo đúng sách vở, mặc dù trên thực tế, bác sĩ không thể biết trước ai sẽ lành bệnh và ai sẽ không thuyên giảm, hoặc tệ hơn, ai sẽ có phản ứng xấu với thuốc men trị liệu. Một ví dụ cụ thể xảy ra hằng ngày tại phòng mạch ở Mỹ: bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu được cho thuốc kháng sinh có chất sulfa mặc dù người bệnh đó là da đen gốc Phi châu, mà khoa học đã biết 10% chủng tộc ấy bị thiếu diếu tố Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase (G6PD); do đó thuốc sulfa sẽ huỷ hoại hồng huyết cầu. Chứng thiếu G6PD này xảy ra từ các vùng cư dân mà tổ tiên bị sốt rét hành hạ nên đột biến di truyền hồng huyết cầu sinh hoá để đời sau bớt chết vì ký sinh trùng sốt rét.

Tổ tiên người Việt cũng điêu đứng vì sốt rét nhưng ngày nay bao nhiêu bệnh nhân gốc Việt ở Mỹ được cấp thuốc có chất sulfa? Có lẽ vì vậy nên không ít đồng bào vẫn thỉnh thoảng than phiền là thuốc Tây “nóng” chăng! Một ví dụ nữa là nhiều di dân Việt bị nhiễm lao phổi, thường là tiềm ẩn (latent TB infection) nhưng vẫn phải uống thuốc Isoniazid (INH) trong 9 tháng theo qui định của Cơ quan Kiểm soát Dịch tễ Hoa Kỳ (CDC) để tránh truyền nhiễm về sau. Tuy nhiên, ít bác sĩ để ý là đa số người Việt (và Hoa) có di truyền biến chất acetylate trên thuốc INH rất nhanh, nên thường cần liều lượng cao hơn bệnh nhân da trắng. Trong khi đó, người da trắng có nhóm không phân hoá được gốc methyl từ thuốc, nên khi họ uống codeine (methyl morphine) để chống đau thì sẽ không thấy công hiệu, vì họ sẽ không cô lập được morphine từ codeine. Trong vài năm tới, Khoa Hệ Gen học, Dược khoa Trị liệu và Y khoa Ứng hợp Cá nhân sẽ biến các ví dụ trên thành dĩ vãng xa xôi.

Quan trọng hơn nữa là bất chấp tất cả các tiến bộ khoa học vượt bực của Y khoa Thực nghiệm trong hai thế kỷ qua, ung thư vẫn còn bị xem là chứng nan y với nhiều tử vong. Mặc dù việc định bệnh của các loại ung thư đã trở nên rất chính xác theo mô học (pathology), cách chữa trị vẫn còn quá thô sơ và thô bạo bao gồm giải phẫu cắt bỏ, xạ trị hoặc hoá trị. Bệnh nhân bị hành hạ khủng khiếp vì xẻo cắt, rụng tóc, đau đớn do các cách điều trị tàn nhẫn mà không biết có thoát khỏi thần chết hay không. Đại đa số bệnh nhân ung thư trên 75 tuổi sẽ không được chữa tận tình, vì ở tuổi cao, họ sẽ không chịu đựng được các biến chứng của các phương pháp chữa trị. Khi khoa học bó tay thì lang băm lộng hành với các quảng cáo bịp bợm để làm tiền, hay các mách thuốc ngây ngô trên diễn đàn mạng (internet) khuyên ăn cái này, uống cái kia sẽ trị dứt ung thư. Vì sợ ung thư, người ta còn là nạn nhân của các hù doạ vô căn cứ như vào xe hơi mới phải mở cửa, xuống kính…, hay buồn cười hơn nữa là nhất định không ăn cánh gà để tránh ung thư tử cung?! Chuyện dài này kể suốt ngày cũng không hết!

Hai mẩu tin ở đầu bài này là tiếng gà gáy và tia sáng bình minh của cuộc cách mạng Y khoa đầu Thế kỷ thứ 21: Từ Y khoa Thực nghiệm sang Khoa Hệ Gen học và Y khoa Ứng hợp Cá nhân. Như đã thấy, 2/3 nguyên nhân của ung thư là do rủi ro từ tế bào gốc đột biến, ngoài tầm kiểm soát của bệnh nhân. Môi trường và độc tố chỉ có ảnh hưởng khoảng 25 - 30% trên ung thư (dùng thuốc lá vẫn là yếu tố môi trường lớn nhất hiện nay). Di truyền chỉ tác động trên 5 - 7% ung thư.

Tìm cho ra (sequence) và phân tích (analysis) hệ gen của một tế bào ung thư của bệnh nhân, rồi đem so sánh, đối chiếu với các hệ gen ung thư trong kho dữ liệu, có thể cho thấy một cách chính xác sự đột biến bệnh lý của bướu, và giúp tìm ra đúng loại thuốc chữa trị, nên một bà cụ 90 tuổi vẫn được chữa lành ung thư và lấy lại được sức khoẻ!

Yếu tố cần thiết để Khoa Hệ Gen học và Y khoa Ứng hợp Cá nhân có thể áp dụng hằng ngày tại phòng mạch bác sĩ:

Sau khi chương trình giải mã hệ gen của loài người (sequence search and analysis of human genome) hoàn tất từ hơn mười năm trước, Khoa Hệ Gen học đã phát triển rất nhanh tại Hoa Kỳ. Đó là nhờ kỹ thuật điện toán tối tân với tốc độ cực nhanh, là những yếu tố rất quan trọng không thể thiếu. Kỹ thuật giải mã hệ gen của Khoa Hệ Gen học tiến rất nhanh, đồng bộ với tiến độ của máy siêu vi tính: Với tốc độ máy vi tính tăng gấp đôi mỗi sáu tháng trong hai năm vừa qua, kỹ thuật giải mã hệ gen vẫn không vì thế mà mất độ chính xác. Nhờ vậy nên tổn phí cũng giảm xuống từ hơn 5000 đô la cho việc giải mã một hệ gen của một khách hàng cách đây ba năm xuống còn dưới 1000 đô cho mỗi người trong năm vừa qua (2014).

Các viện khảo cứu ung thư làm việc cật lực và phát hiện nhiều đột biến bất thường trong gen của nhiều chứng ung thư, tích luỹ chúng trong một kho dữ liệu (data base) khổng lồ, và mỗi ngày vẫn phải bổ túc với các khám phá mới. Hiện nay, người ta giữ hệ gen của một người khoẻ mạnh trong máy siêu vi tính; và đến khi cần, bác sĩ có thể dùng kho dữ liệu về ung thư để tham khảo, tra cứu, từ đó sẽ biết là người này có thể nhuốm loại ung thư nào trong tương lai hầu tìm cách ngăn ngừa. Hiện nay, việc tham khảo và tra cứu này tốn vài trăm đô la. Tuy nhiên, khi kỹ thuật thêm tiến bộ và với số người sử dụng dịch vụ này gia tăng, giá thành sẽ xuống. Thực tế cho thấy, đã từng có người nhuốm ung thư, như bà cụ 90 tuổi kể trên, việc đem gen trong bướu của người bệnh ra so sánh, đối chiếu với các hệ gen trong kho dữ liệu ung thư là một việc làm hết sức cần thiết và hữu ích, qua đó bác sĩ sẽ tìm ra loại đột biến gây ung thư; và nếu may mắn, kiếm được đúng thứ thuốc để chữa trị cho lành hẳn.

Trong chuyên khoa săn sóc trẻ sơ sinh (Khoa Sơ sinh học, Neonatology) hiện nay, máu cuống rốn của các em mới sinh nên được cất giữ để bảo tồn tế bào gốc. Trong tương lai gần, khi bảo hiểm Y tế chịu thanh toán y phí, hệ gen của các em sẽ được giải mã và giữ trong hồ sơ vi tính để dùng trong phòng ngừa, và nếu cần, chữa trị các bệnh về sau.

Những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường (diabetes mellitus), bệnh tim mạch (cardiovascular disease), ung thư (cancer), nếu có hệ gen giải mã và tồn trữ trong hệ thống siêu vi tính, với Y khoa Ứng hợp Cá nhân phát huy từ việc sử dụng kho dữ liệu, họ sẽ được chăm sóc tốt hơn nhờ chương trình phòng ngừa hiệu quả. Một khi nhuốm bệnh cấp tính như nhiễm trùng cần thuốc kháng sinh thì bác sĩ sẽ biết ngay thuốc nào không hợp, có thể gây biến chứng nguy hiểm, để tránh dùng. Các dược sĩ phát thuốc các loại cũng sẽ biết để chỉ dẫn chính xác và dùng liều lượng thích hợp cho bệnh nhân căn cứ vào dữ liệu từ máy vi tính để đề phòng phản ứng thuốc trước khi họ phải hứng chịu hậu quả.

Hiện nay các trường Y khoa lớn ở Hoa Kỳ đã có bộ môn học về hệ gen và y khoa ứng hợp cá nhân để khảo cứu, dạy sinh viên, và săn sóc bệnh nhân, nhất là bệnh nhân ung thư.Trong 5 hay 10 năm tới, kỹ thuật của Khoa Hệ Gen học gắn liền với siêu vi tính sẽ càng phát triển nhanh chóng và thực dụng. Phí tổn sẽ hạ xuống dần, và các hãng bảo hiểm Y tế sẽ thấy là thà chịu một phí tổn ban đầu khoảng dưới 1000 đô la để giải mã hệ gen cho mỗi bệnh nhân còn hơn là phải chi phí nhiều gấp bội về sau này cho suốt đời người đó nếu như cứ dùng cách điều trị ít hiệu quả với hệ thống Y khoa Thực nghiệm ngày nay.


Phạm Hiếu Liêm, MD
Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS

Phụ soạn: Lê Văn Thu, MD
Editor, Certified Medical Translator

Vài loại thuốc chống huyết áp cao có thể ngừa được chứng lãng trí Alzheimer. Thuốc nào tốt nhất?

 Một nỗi sợ ở tuổi già là bị chứng lãng trí Alzheimer. Đôi khi vô tình quên một vài chuyện nhỏ nhặt thì lại giật mình tự hỏi: Phải chăng đó là dấu hiệu của Alzheimer? Ở tuổi 60 trở lên thì ai cũng có biết một hai trường hợp của thân nhân, bạn bè bị lãng trí Alzheimer, và những gì xảy ra cho họ trước khi phải vào viện dưỡng lão hay qua đời tại gia. Vì thế, sự lo âu về lãng trí Alzheimer không phải là vô căn cứ.

Trong số người lớn tuổi bị lãng trí thì khoảng 85% bị bệnh Alzheimer hoặc bệnh mạch máu của não bộ, hay cả hai chứng cùng một lúc (theo phẫu nghiệm tử thi). Có lẽ vì vậy nên trong thập niên vừa qua y học đã cho thấy tập thể dục nhẹ, đi bộ siêng năng, uống thuốc trị áp huyết cao và hạ cholesterol để ngăn ngừa bệnh tim mạch đều có thể làm giảm nguy cơ lãng trí, kể cả chứng Alzheimer. Thật vậy, từ năm 2008 tới nay, tại Hoa Kỳ, mặc dù tổng số người bị lãng trí có gia tăng, nhưng tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer trên mỗi nhóm tuổi (tính theo thập niên 70, 80, 90) lại giảm bớt so với các năm trước.

Bệnh huyết áp cao thường thấy sau tuổi 40 trên cả nam lẫn nữ, và bác sĩ có thể kê toa rất nhiều loại thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học trong mấy năm vừa qua cho thấy chỉ có hai loại thuốc chống huyết áp cao có thể làm giảm bớt chứng lãng trí Alzheimer một cách hiệu quả.

Bằng chứng trong phòng thí nghiệm (in vitro):

Nguyên nhân của chứng lãng trí trên người bị huyết áp cao lâu năm là vì các thành động mạch nhỏ trong não bộ trở nên dày và cứng, mất hết tính đàn hồi co giãn. Vì thế nên đường kính của động mạch nhỏ dần và lượng máu lưu thông bị trì trệ và giảm xuống. Qua thời gian, có nhiều vi huyết quản bị bế tắc tạo nên những hốc trống nho nhỏ (lacunes) gây nên các phản ứng viêm tương tự như trong các chấn thương sọ não. Từ từ người bệnh trở nên lãng trí.

Bệnh Alzheimer có căn di truyền từ nhiều genes. Một vài genes hiếm gây bệnh nặng trên người khá trẻ tuổi (khoảng 40-50) mà hiện nay chưa có phương cách ngăn ngừa hay chữa trị. Trong khi gene ApoE4 lại thường thấy trên người bệnh 60 tuổi trở lên; gene này cũng liên hệ với chứng cholesterol cao và bệnh tim mạch. Tế bào thần kinh tại não bộ (neuron) của bệnh nhân bắt đầu kháng insulin và không dùng được glucose từ máu để tạo năng lượng; nếu lượng máu vào não giảm vì bệnh cứng động mạch thì oxygen vào não cũng thiếu gây ra suy năng lượng trầm trọng.

Tế bào thần kinh não bộ bắt đầu phản ứng bằng cách hấp thụ nhiều calci (calcium) và gây tổn thương cho hệ thống ống nhỏ li ti (microtubule), dẫn tới hư hại của chất đạm Tau, là một chất đạm quan trọng cho sự vận chuyển qua các ống nhỏ trong tế bào thần kinh não bộ. Trên màng vỏ của tế bào thần kinh tại não bộ, lúc ấy, sẽ xuất hiện chất beta amyloid dưới dạng 42-amino-axít không thể hoà tan (thay vì dạng 40-amino-axít hoà tan) và kết tụ thành mảng trong não bộ. Hiện tượng này xảy ra khi một gene của hệ thống angiotensin bị kích thích. Mảng beta amyloid gây phản ứng viêm rất nhanh và cùng với sự hấp thụ calci quá tải sẽ gây nên sự hủy diệt của tế bào thần kinh não bộ và bệnh nhân trở thành lãng trí mỗi ngày mỗi nặng. Trên người lớn tuổi ta có thể thấy tại sao trong đa số người bệnh chứng áp huyết cao, chứng lãng trí do cứng mạch máu và bệnh Alzheimer thường xảy ra cùng nhau.

Căn cứ vào sự hiểu biết kể trên, các nhà khảo cứu y học để ý đến hai loại thuốc chữa áp huyết cao có triển vọng giúp chứng lãng trí.

1-      Loại thuốc chặn mạch calci vào tế bào (CCB-Calcium Chanel Blocker): Thí nghiệm trên não bộ của chuột cho thấy loại thuốc CCB thuộc nhóm dihydropyridine thuộc thể L-type có thể vượt qua được ranh giới giữa máu và não bộ (blood brain barrier), vì thế có công hiệu giúp tế bào thần kinh não bộ sống sót khi bị hư hại vì cứng mạch máu hay vì beta amyloid.

2-      Loại thuốc chặn sự sản xuất của angiotensin (ACE Inhibitor) và loại thuốc chặn sự tiếp thu của angiotensin (ARB-Angiotensin Receptor Blocker) làm gia tăng lượng máu tuần hoàn đến não bộ, và khi vào não bộ sẽ làm giảm sự sản xuất của beta amyloid cùng các chứng viêm giúp tế bào thần kinh não bộ được trường tồn.

Bằng chứng lâm sàng (in vivo):

Nhiều thử nghiệm lâm sàng trong mấy năm qua đã xác nhận các bằng chứng khoa học từ phòng thí nghiệm. Hai thử nghiệm điển hình là:

1-      Cuộc thử nghiệm tại Âu Châu trên người lớn tuổi với chứng cao huyết áp systolic - tạm dịch huyết áp cao kỳ thu tâm - (Syst-Eur, Systolic Hypertension in Europe) theo dõi 4695 bệnh nhân trong đó có nhóm được chữa với Nicardipine, một L-type dihydropyridine, so sánh với các nhóm khác. Sau hai năm, số người nhuốm bệnh lãng trí Alzheimer giảm 50% trong nhóm nicardipine so với các nhóm khác, nên từ đó tất cả bệnh nhân đều dùng nicardipine để chữa áp huyết cao.

2-      Tại Hoa Kỳ, hồ sơ của 819491 bệnh nhân lớn tuổi đang chữa trị tại hệ thống Bệnh Viện Cựu Chiến Binh vì áp huyết cao được dò lại sau bốn năm. Kết quả cho thấy loại thuốc ARB (Losartan, Valdesartan, etc…) ngăn ngừa được bệnh lãng trí Alzheimer hiệu quả nhất, kế đó là thuốc Lisinopril, một ACE Inhibitor, và sau cùng là nhóm được chữa với các thuốc chống huyết áp cao khác. Trên người đã nhuốm bệnh lãng trí và Alzheimer, thuốc ARB dẫn đến việc ít nhập viện dưỡng lão và ít tử vong hơn so với các nhóm kia như thấy trên hình 1 dưới đây:

           

Xin chú thích thêm là tại Hoa Kỳ, thuốc dihydropyridine phổ thông được dùng để chống huyết áp cao là Nifedipine; thuốc ấy không thấm vào não bộ được (không như Nicardipine dùng trong thử nghiệm Syst-Eur).

Kết luận:

Cho đến hôm nay, kết quả thử nghiệm y học cho thấy bệnh nhân có huyết áp cao tại Hoa Kỳ, vì lý do này hay lý do khác, nếu e ngại rằng mình có thể nhuốm bệnh lãng trí Alzheimer, nên thảo luận với bác sĩ điều trị để dùng thuốc chống huyết áp cao ARB (thuốc Losartan được bán với tên tổng quát nên không đắt tiền). Trong trường hợp không hạp thuốc ARB, bác sĩ nên dùng thuốc Nicardipine với cùng mục đích nêu ở trên.

Pham H. Liem, MD
Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS

Dùng đúng loại thuốc trị cao huyết áp để ngừa bệnh mất trí nhớ ở tuổi già

 Ở tuổi già, hầu như ai cũng sợ bị mất trí nhớ hay lãng trí. Vì đa số chứng lãng trí ở người già là do bệnh Alzheimer’s nên ai nấy đều mừng rở khi FDA gần đây chấp thuận thuốc mới chống beta-amyloid và có thể làm chậm sự tiến triển của căn bệnh quái ác ấy mặc dù kết quả khảo cứu lâm sàng cho thấy thuốc chỉ có công hiệu rất nhẹ, không thể gọi là khả quan.

Một điều ít ai để ý là trên người lớn hơn 60 tuổi, bệnh lãng trí, kể cả Alzheimer’s không còn lệ thuộc nhiều vào gene di truyền như các trường hợp hiếm hoi của bệnh Alzheimer’s trên người trẻ hoặc trung niên. Ở người già chứng lãng trí thường có liên hệ với các rối loạn biến dưỡng gây bệnh cao huyết áp, cao mỡ máu và Tiểu Đường Loại 2.
Vào năm 2014-2015, tôi đã viết bài về các loại thuốc chống cao huyết áp có bằng chứng lâm sàng giúp bệnh nhân tránh khỏi các chứng lãng trí (dementia):
Theo các khảo cứu hồi đó thì thuốc Nicardipine thuộc nhóm Dihydropyridine Calcium Channel Blocker và nhóm thuốc Angiotensin Receptor Blocker (ARB) có công hiệu phòng ngừa đáng kể.
Những năm kế tiếp, các khảo cứu khoa học cơ bãn cho thấy hệ thống Angiotensin Receptors trong mô óc đóng vai trò quan trọng trong lượng máu lưu thông qua óc, sự dùng đường glucose ở neuron và cả việc tích tụ beta-amyloid trong bệnh Alzheimer’s. Như tóm tắt trong sơ đồ sau đây:
Trong lúc các hoạt động viên của các hiệp hội ủng hộ khảo cứu bệnh Alzheimer’s mà họ cho rằng số người bệnh ngày càng gia tăng để hô hào tạo áp lực tăng ngân sách dành cho người già, thì khảo cứu ở Âu châu và Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trong quần chúng đang giảm 13% mỗi thập niên:
Đây là một tin vui trong Y giới nhưng bị báo chí và các hoạt động viên ém nhẹm vì họ không muốn mất áp lực chính trị để gia tăng ngân sách khảo cứu về bệnh Alzheimer’s. Một lý do đáng kể đưa đến tỷ lệ nhiễm bệnh mất trí nhớ giảm là do các Bác Sĩ tại Âu Mỹ đả chuyên tâm chửa chứng cao huyết áp mà trong đó một số không nhỏ bệnh nhân có may mắn được dùng thuốc có tác dụng làm giảm bệnh mất trí nhớ như đả nói ở trên.
Một khảo cứu công phu mới đây khẵng định  vai trò của các loại thuốc trị cao huyết áp mà có thể ngừa bệnh mất trí nhớ vừa được công bố:
Sau khi theo dỏi gần 5 năm, các bệnh nhân lớn tuổi dùng thuốc trị cao huyết áp có tác dụng kích thích Angiotensin II Receptors loại 2 và 4 được giảm nguy cơ mất trí nhớ đến 25%. Bài sau đây cho thấy rõ thuốc nào là ích lợi:
Đó là các thuốc khá thông thường: Angiotensin I Receptor Blockers, Dihydropyridine Calcium Channel Blockers và Thiazide lợi tiểu làm giảm chứng mất trí nhớ đến 45%.
Tóm lại, bằng chứng khoa học mạnh nhất hiện nay để giảm nguy cơ của bệnh mất trí nhớ ở tuổi già (cả MCI và Dementia) là dùng các thuốc chống huyết áp cao khá thông thường như Losartan (ARB) hay Nicardipine hoặc Amlodipine và HCTZ. Không nên dùng ACE Inhibitor (ACE-I) và Beta-blockers hay Diltiazem, Verapamil etc….
Đặc biệt chú ý Beta-blockers vẫn được dùng cho bệnh tim nhưng nên tránh dùng để chửa huyết áp cao do thường đưa đến tai biến mạch máu não.
Hiện nay, dùng đúng loại thuốc chửa huyết áp cao có công dụng phòng ngừa mất trí nhớ tuổi già tốt hơn tập thể dục, ăn uống tốt và cả loại thuốc chống beta-amyloid mới được FDA chấp thuận theo các bằng chứng khoa học lâm sàng.
Phạm Hiếu Liêm, MD

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

Giai đoạn Y Khoa Đại Học Đường Sài Gòn (1946 – 1975)

  http://cuusinhvienykhoa.com/giai-doan-y-khoa-dai-hoc-duong-sai-gon-1946-1975-.html

KHOA Y

 
Khoa Y Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tiền thân trước năm 1976 là Y Khoa Đại Học Đường Saigon, là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của Trường, từ năm 1947.
 
Hiện nay, trong xu thế phát triển chung, với khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế... đòi hỏi Khoa Y phải tăng tốc, đón đầu để phát triển một cách bền vững.
 
Là một cơ sở đào tạo trọng điểm của khu vực phía nam, Khoa Y có sứ mạng chuyển giao kiến thức và đào tạo nhân lực y tế nhằm phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển các khoa học sức khoẻ góp phần nâng cao trình độ của nền y học nước nhà.
 
Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Y gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã đào tạo và cung cấp cho đất nước hàng vạn bác sĩ, thạc sĩ, bác sĩ CK I, bác sĩ CKII, tiến sĩ..., đã thực hiện hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng trong phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các loại dịch bệnh, chế tạo ra các chế phẩm y-sinh.
 
Khoa Y ngày nay là một cơ sở đào tạo trọng điểm của khu vực phía nam, có sứ mạng chuyển giao kiến thức và đào tạo nhân lực y tế nhằm phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển các khoa học sức khoẻ góp phần nâng cao trình độ của nền y học nước nhà. Có ba giai đoạn chính từ lúc hình thành, phát triển cho đến nay: giai đoạn trước 1975, giai đoạn từ 1975 đến nay.
 
GIAI ĐOẠN Y KHOA ĐẠI HỌC ĐƯỜNG SÀI GÒN (1946 – 1975)
 
1.1. Cơ sở vật chất:
 
Đại học Y khoa đầu tiên ở Việt Nam là Khoa Y Dược Đông Dương (Faculté mixte de Médecine et de Pharmacie) thuộc Viện Đại học Đông Dương (Université de l’Indochine) đặt ở Hà Nội.
 
Năm 1946 người Pháp mở thêm một chi nhánh ở Sài Gòn với tên Khoa Y Dược Hà Nội, chi nhánh Saigon (Faculté mixte de Médecine et de Pharmacie de Hanoi, Section de Saigon).
 
Sau Hiệp định Genève 1954, cơ sở và nhân sự được dời từ Hà Nội vào Sài Gòn dưới tên mới: Khoa Y Dược, Viện Đại Học Saigon (Faculté mixte de Médecine et de Pharmacie, Université de Saigon). Trụ sở của trường là số 28 đường Testard gần góc với đường Barbé (sau 1955 đổi là Trần Quý Cáp và Lê Quý Đôn). Nguyên đó là đất cũ của ngôi chùa Khải Tường lịch sử. Trên nền chùa lúc ấy là biệt thự của gia đình BS. Henriette Bùi. Henriette Bùi là nữ Bác Sĩ đầu tiên của Việt Nam. Bà mở Dưỡng Đường Sản Phụ Khoa tại biệt thự này từ 1940. Gia đình bà đã hiến tặng biệt thự này để làm trụ sở cho nhà trường. Trường là một biệt thự hai tầng: tầng trên làm văn phòng Khoa Trưởng, phòng Hội Đồng Giáo Sư và cũng là nơi các sinh viên trình luận án - tầng dưới dành cho văn phòng hành chánh, phòng hội và thư viện - đằng sau là khu vườn trống, mấy năm sau xây thêm giảng đường. Hai giảng đường lớn được xây hai bên và 4 giảng đường nhỏ ở giữa xếp theo hình chữ U. [1]
 

Tòa nhà 28 Trần Quý Cáp
 
BS. Henriette Bùi
 
Ngoài bệnh viện Chợ Rẫy, được xây dựng vào năm 1900, cùng với Viện Pasteur Saigon (thành lập vào năm 1891), là các cơ sở thực tập y khoa có sẵn từ trước, bệnh viện Bình Dân được thành lập vào năm 1954 để bổ sung vào các cơ sở thực tập.
 
Bệnh viện Bình Dân


Bệnh viện Chợ Rẫy
 
Năm 1956, Bệnh viện Nhi đồng trên đường Sư Vạn Hạnh bắt đầu hoạt động; đó là cơ sở y tế đầu tiên dành riêng cho bệnh nhi.
 



Cũng trong năm 1956, Cơ Thể Học Viện được thành lập ở đường Trần Hoàng Quân (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), cạnh Bệnh viện Hồng Bàng (nay là Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch).
 
 
Một bệnh viện mới, Bệnh viện Nguyễn văn Học được xây dựng ở Gia Định năm 1967.  Với số giường trên dưới 600, đây là bệnh viện lớn thứ nhì sau bệnh viện Chợ Rẫy (1200 giường). Cũng như các bệnh viện thực tập khác, bệnh viện Nguyễn Văn Học, cũng còn có tên là Trung Tâm Thực tập Y khoa Gia Định, trực thuộc bộ Y tế lúc bấy giờ, nhưng công việc giảng dạy do các nhân viên giảng huấn của Y Khoa Đại Học Đường Saigon đảm nhiệm, gồm các bộ môn Nội, Ngoại khoa, Nhi khoa và Sản Phụ khoa. [2]
  

Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
 

 
 
Tháng 8.1961: Dược khoa tách ra và dọn về trụ sở 169 Công Lý, từ 1964 chuyển về 41, đường Cường Để (nay là đường Đinh Tiên Hoàng).
 
Năm 1963: Nha khoa tách ra và dọn về trụ sở 652 Nguyễn Trãi. Cũng vào những năm này các giáo sư người Pháp lần lượt giải nhiệm và ban giảng huấn chuyển qua tay người Việt. Năm 1962 là năm cuối cùng bằng Bác sĩ Y khoa của Viện Đại học Sài Gòn được công nhận tại Pháp.
 
Năm 1966: Y Khoa và Nha Khoa dọn đến Trung tâm Giáo dục Y khoa, địa điểm mới vừa xây dựng xong ở số 217 đường Hồng Bàng, quận 5. Kinh phí xây dựng lúc bấy giờ là 4 triệu rưỡi Mỹ kim, 50% do cơ quan USAID Hoa Kỳ tài trợ với sự trợ lực của Hiệp Hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association, AMA),  50% góp từ ngân sách quốc gia Việt Nam Cộng hòa. Cơ sở mới được một nhóm kiến trúc sư Mỹ - Việt thiết kế, trong đó Công ty CRS (Houston) là trưởng nhóm Hoa Kỳ, và Văn phòng tư vấn kiến trúc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là trưởng nhóm Việt Nam. Sau khi xây dựng xong, nhóm kiến trúc sư Mỹ Việt đang tiến hành thiết kế bệnh viện Y khoa thực hành cho trường Y tại một khu đất bên trái (có sân bay trực thăng) nhưng phải ngưng (khu đất này ngày nay có Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh).
 






Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
 
Tính đến 1975, Y Khoa Đại Học Đường Saigon là một trong số 8 Trường (Kiến Trúc, Khoa Học, Luật Khoa, Sư Phạm, Văn Khoa, Y Khoa, Dược Khoa, Nha Khoa) trực thuộc Viện Đại Học Saigon. [3]
 
Lý thuyết và thực tập các môn khoa học cơ bản được triển khai tại nhiều nơi như [2]:
 
 Môn Vi trùng và Ký sinh trùng học: Viện Pasteur Saigon
 Môn Sinh hoá học: phòng thí nghiệm Bệnh viện Đô Thành (nay là Bệnh viện Sài Gòn)
 Môn Mô học và Cơ thể bệnh học (nay gọi là Giải phẫu bệnh học): quân y viện Coste (của quân đội Pháp ở gần Thảo Cầm viên, nay là trường nữ trung học Trưng Vương)
 Môn Cơ thể học (nay gọi là Giải phẫu học): Bệnh viện Chợ Rẫy.
 
Các bệnh viện thực tập gồm: 
 
 Bệnh viện Grall (là bệnh viện đa khoa của người Pháp trước 1975, sau này là Bệnh viện Nhi đồng 2): ban đầu sử dụng tối đa lúc về cơ sở, phòng ốc và giảng viên, những năm sau giảm dần.
 Bệnh viện Chợ Rẫy: cho các môn Nội, Ngoại, Tai Mũi Họng, Mắt.
 Bệnh viện Đô Thành (nay là Bệnh viện Sài Gòn): cho các môn Nội, Ngoại, Cấp Cứu, Tai Mũi họng.
 Bệnh viện Chợ Quán (nay là Bệnh viện Bệnh nhệt đới và Bệnh viện Tâm thần): cho môn bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần.
 Bảo sanh viện Từ Dũ (nay là Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ).
 Viện Bài trừ Hoa liễu (nay là Bệnh viện Da Liễu).
 
Thư viện và báo chí
 
Y khoa Đại học Đường Sài Gòn là nơi lưu trữ nhiều sách báo chuyên môn. Vào thời điểm 1970 thư viện của trường có 7.302 đầu sách tiếng Anh, 4.547 sách tiếng Pháp cùng một số sách tiếng Việt. [4]
 
Ngoài công việc giảng dạy, các nhân viên giảng huấn còn tích cực tham gia khảo cứu. Rất nhiều bài báo cáo khoa học đã được đăng trên các báo y khoa quốc nội và quốc ngoại, những bài này đã được liệt kê trong hai quyển sách Travaux de Recherche Scientifique I và II của GS Nguyễn Hữu và BS Nguyễn Đức Nguyên. Ngoài ra còn có là quyển sách Bibliographie des Thèses của GS Nguyễn Đức Nguyên, trong đó ghi lại đầy đủ tất cả các luận án đệ trình tại hai trường y khoa Saigon và Hà nội từ khi thành lập tới năm 1972. Từ năm 1957 đến 1975, trường cũng chủ biên một tạp chí y khoa là Acta Medica Vietnamica, xuất bản mỗi 3 tháng một lần, tổng biên tập là GS Phạm Biểu Tâm.
 
1.2. Cơ cấu tổ chức:
 
 1946-1950: Daléas. Khoa trưởng của Faculté Mixte de Médecine et de Pharmacie thời bấy giờ là GS. P. Huard, Giáo Sư Daléas làm Phó khoa trưởng kiêm phụ trách Y Khoa nên cũng có thể xem là vị khoa trưởng đầu tiên của trường.
 
 1950-1955: Charles Massias. Sau một vài năm, các Giáo sư Pháp bắt đầu rời khỏi ban giảng huấn. Khởi đầu là việc GS. Massias từ nhiệm, và GS. Phạm Biểu Tâm lên thay thế năm 1955. GS. Phạm Biểu Tâm là vị Khoa Trưởng Việt Nam đầu tiên của Y Khoa đại học ĐườngSaigon.
 
 1955-1967: Phạm Biểu Tâm (Ngày 30.01.1967, GS. Phạm Biểu Tâm từ chức Khoa trưởng và được thay thế bằng một Hội Đồng Khoa Trưởng gồm 5 giáo sư Ngô Gia Hy, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Anh, Lê Minh Trí và Nguyễn Thế Minh.
 
 1967-1969: Ngô Gia Hy. Đến tháng 5.1967 GS. Ngô Gia Hy được bầu lên làm Khoa trưởng nhưng đến tháng 7 thì Giáo sư được cử vào làm Thượng Hội Đồng Quốc Gia nên giao toàn quyền Khoa trưởng cho GS. Vũ Thị Thoa.
 
 1969-1970: Phạm Tấn Tước
 1970-1971: Đào Hữu Anh
 1971-1974: Đặng Văn Chiếu
 1974-1975: Vũ Quí Đài
 Từ 1969 đến 1975 các Khoa Trưởng đều được cán bộ giảng bầu lên.
 
Giáo sư Charles Massias
 
 
Giáo sư Phạm Biểu Tâm
 
 
Giáo sư Ngô Gia Hy
 
Giáo sư Vũ Thị Thoa
 
 
Giáo sư Đào Hữu Anh
 
Giáo sư Đặng Văn Chiếu
 
Giáo sư Vũ Quí Đài
 
Về đội ngũ giảng viên, Giáo sư của trường lúc ban đầu chỉ có 2 người, nên nhà trường đã dùng khả năng giảng huấn của các bác sĩ Quân y Pháp và các bác sĩ Việt Nam ở Saigon, niên khóa 1948-1949 có tới 10 Giáo Sư trong đó có GS. Massias (Nội Khoa) ở Hà Nội vào và GS. Trần Quang Đệ (Ngoại Khoa) từ Pháp về.
 
Từ 1960-1963, đội ngũ Giáo Sư nhanh chóng được bổ sung bằng các thầy tốt nghiệp Thạc Sĩ (Agrégé) từ Pháp:  GS Ngô Gia Hy (Niệu khoa), GS Trần Anh (Nhân chủng học), GS Nguyễn Văn Út (Da Liễu), GS Bùi Quốc Hương (Thần kinh), GS Nguyễn Ngọc Huy (Tim mạch), GS Lê Xuân Chất (Huyết học), GS Đào Đức Hoành (Ung thư) và GS Nguyễn Huy Can (Cơ thể Bệnh lý).
Từ 1965-1966, những thầy cô đào tạo Tiến Sĩ, Thạc Sĩ từ Hoa Kỳ lần lượt trở về và phong Giáo Sư: Nguyễn Khắc Minh (Gây Mê), Bùi Duy Tâm (Sinh hoá), Nguyễn Ngọc Giệp (Phụ Sản), Vũ Quí Đài (Vi Sinh học) - Đỗ Thị Nhuận (Ký Sinh Trùng học), Đào Hữu Anh (Giải Phẫu Bệnh), Hoàng Tiến Bảo (Chỉnh Trực).
 
Nguồn cán bộ giảng còn được bổ sung bằng những chuyên viên ở Châu Âu, Bắc Mỹ trở về như BS Nguyễn Thế Minh (Nội Khoa, Pháp), BS Trần Kiêm Thục (Bệnh Tiêu Hóa, Pháp), BS Trần Thế Nghiệp (Quang Tuyến, Pháp), BS Lê Dư Khương (Giải Phẫu, Đức), BS Liễu Thanh Tâm (Quang Tuyến, Pháp), BS Phó Bá Đa (Giải Phẫu, Mỹ), BS. Hoàng Minh Mậu (Tiêu Hóa, Mỹ), Lê thị Tuyết Nga (Nhi khoa, Pháp), BS. Thái văn Kim (Nhi Khoa, Pháp).
 
Đến niên khóa 1967-1968, tổng số nhân viên giảng huấn là 91, với 16 GS thực thụ, 7 GS diễn giảng, 27 giảng sư, và 41 giảng nghiệm viên.
 
Hàng năm, nhà trường tổ chức thi tuyển giảng viên từ nguồn Bác sĩ  trong nước, những người trúng tuyển như Văn Tần (Ngoại khoa), Võ thành Phụng (Chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật Nhi), Văn Kỳ Chương (Ngoại Khoa), Văn Kỳ Nam (Ngoại Khoa), Nguyễn văn Điền (Chấn thương Chỉnh hình), Lê Kính (Chấn Thương Chỉnh Hình), Đặng Phú Ân (Niệu khoa), Nguyễn Thị Bích Tuyết (Sản Phụ khoa), Trần thị Minh Châu (Sản Phụ khoa), Trần Ngọc Bảo (Nội Khoa), Trần Đình Đôn (Nhi khoa), Nguyễn Bá Duy (Nhi Khoa), Phạm Long Trung (Lao và bệnh Phổi), Bùi Quang Minh (Lao và bệnh Phổi), Nguyễn Ngọc Lĩnh (Truyền Nhiễm), Nguyễn thị Trà Mi (Da Liễu), Lê Sỹ Quang (Sinh Lý), Lê Tiến Văn (Vi Sinh), Nguyễn thị Minh Chí (Vi Sinh), Bồ Kim Khánh (Vi Sinh), Mạnh Xuân Văn (Sinh Hóa), Trần thị Hồng Nhung (Sinh Hóa), Đinh Hải Tùng (Vi Sinh), Mùi Quý Bồng (Ký Sinh học), Đỗ Danh Thụy (Ký Sinh học), Phạm văn Ngà (Giải Phẫu Bệnh), Trần Xuân Mai (Vi Nấm & Ký Sinh Học), Nguyễn Thúy San (Vi Nấm & Ký Sinh Học), Bùi đắc Chí (Mô Phôi), Phùng Hữu Chí (Tiêu Hóa), Hoàng Xuân Chỉnh (Tiêu Hóa), Nguyễn Phú Hiếu (Tiêu Hóa), Đặng Thị Bạch Yến (Tim Mạch), …. Các giảng viên này được qui hoạch để đi du học, bồi dưỡng nghiệp vụ ở Hoa Kỳ và châu Âu.  Đội ngũ nhân viên giảng huấn được sắp xếp theo 5 cấp:
 
 Giáo Sư Thực Thụ (Professeur tiltulaire)
 Giáo Sư Diễn Giảng (Professeur délégué)
 Giáo Sư Ủy Nhiệm (Professeur fonctionnel)
 Giảng Sư (Chargée de Cours)
 Giảng Nghiệm Trưởng (Assistant chef)
 Giảng Nghiệm viên (Assistant)
 
 
Những người tốt nghiệp đại học có thời gian học dưới 7 năm (Dược Sĩ, Cử Nhân, Kỹ Sư, …), thi đậu kỳ thi tuyển giảng viên của nhà trường, sẽ được bổ nhiệm Giảng Viên.
 
Những người tốt nghiệp đại học có thời gian học 7 năm (Bác Sĩ), thi đậu kỳ thi tuyển giảng viên của nhà trường, được bổ nhiệm Giảng Nghiệm Trưởng.
 
Những người tốt nghiệp Tiến Sĩ , thi đậu kỳ thi tuyển giảng viên của nhà trường, hoặc những Giảng Nghiệm Trưởng có công trình nghiên cứu khoa học và thâm niên giảng dạy, được bổ nhiệm Giảng Sư.
 
Những Giảng Sư có công trình nghiên cứu khoa học và thâm niên giảng dạy sẽ được bổ nhiệm Giáo Sư Ủy Nhiệm
 
Những Giáo Sư Ủy Nhiệm có công trình nghiên cứu khoa học và thâm niên giảng dạy sẽ được bổ nhiệm Giáo Sư Diễn Giảng.
 
Những Giáo Sư Diễn Giảng có công trình nghiên cứu khoa học và thâm niên giảng dạy sẽ được bổ nhiệm Giáo Sư Thực Thụ
 
Từ Giảng Sư trở lên có quyền hướng dẫn Luận Án và tham gia Hội Đồng chấm Luận Án do Trưởng Khoa bổ nhiệm.
 
Đến niên khóa 1967-1968, Y Khoa Đại Học Đường Saigon có 91 cán bộ giảng với 16 GS thực thụ, 7 GS diễn giảng, 27 giảng sư, và 41 giảng nghiệm trưởng – giảng nghiệm viên. [5]
 
Về hệ thống trợ giảng, có các Nghiệm chế viên (préparateur) cho các bộ môn y học cơ sở. Các nghiệm chế viên này được tuyển hàng năm để trợ giảng cho đội ngũ giảng viên.  Ứng viên là các sinh viên y khoa năm thứ 4 - 6, phải qua một bài thi viết, một bài thực hành và một bài thuyết trình 5 phút trước Ban Chủ Nhiệm Bộ Môn. Nếu được tuyển dụng và chính thức bổ nhiệm, người này sẽ được hưởng một mức lương tương đương 50% lương một bác sĩ mới ra trường. Công việc chính là chuẩn bị và giảng thực tập cho sinh viên, phụ Giáo Sư tiến hành nghiên cứu khoa học (kết hợp làm Luận Án).
 
Về Nội trú các bệnh viện (Interne des hopitaux): tại các bộ môn lâm sàng có nhu cầu, nhà trường tổ chức thi tuyển nội trú. Ứng viên là các sinh viên y khoa năm thứ 5, thứ 6, phải qua một bài thi viết GIải Phẫu, Sinh Lý  và một bài thuyết trình 5 phút trước Ban Chủ Nhiệm Bộ Môn. Nếu trúng tuyển, ứng viên sẽ chính thức bổ nhiệm và ưu tiên chọn Bộ Môn/Bệnh Viện theo kết quả xếp hạng. Các nội trú vẫn tiếp tục học như các bạn khác trong lớp, phần lớn thời gian của họ là ở bệnh viện để phụ giúp các thầy/cô trong giảng dạy lâm sang và nghiên cứu khoa học (kết hợp làm Luận Án). Khi ra trường, ngoài tước vị Bác Sĩ Y Khoa, họ còn có quyền sử dụng tước vị “Cựu Nội Trú Các Bệnh Viện” trong khi hành nghề.   
 
Ngoài ra, còn có các Nội trú Ủy nhiệm (Interne fonctionnel): sinh viên năm thứ 6, nếu có nhu cầu làm việc như Nội trú, có thể xin Giáo Sư Trưởng Bộ Môn, nếu được chấp thuận, Giám Đốc Bệnh Viện nơi Bộ Môn hợp tác có thể ký quyết định bổ nhiệm, kỳ hạn 6 tháng, có thể tái hạn. Khi ra trường, ngoài tước vị Bác Sĩ Y Khoa, họ không được quyền sử dụng tước vị “Cựu Nội Trú Các Bệnh Viện” trong khi hành nghề.   
 
1.3. Sinh viên và học trình
 
Niên khóa đầu 1946-1947 chỉ có khoảng 12 người cho tất cả các lớp. Niên khóa 1947-1948 có 32 người. Niên khóa 1948-1949 tăng lên tới trên 80 người.Vào thập niên 1970 Trường Y khoa có 1400 sinh viên theo học và mỗi năm cho ra trường hơn 200 người. Số sinh viên nộp đơn dự tuyển là hơn 5.000 để chiếm 200 chỗ nhập học mỗi năm.
 
Thời đó ở Việt Nam cũng như ở bên Pháp muốn đậu bằng y khoa bác sĩ phải đậu xong hai phần tú tài (I và II), qua một năm đầu tiên tại Đại Học Khoa Học và 6 năm y khoa. Từ 1954 đến 1962 muốn vào y khoa phải có chứng chỉ PCB (Physique – Chimie - Biologie) rồi ghi danh vào học; từ 1963 đến 1969, nhà trường tuyển sinh từ Tú Tài 2, sau đó gởi sang Đại Học Khoa Học học chứng chỉ APM (Année Pré-Medicine, Dự Bị Y Khoa); từ 1970 đến 1975 đổi từ APM sang SPCN (Science naturelle - Physique - Chimie).
 
Học trình y khoa là 6 năm theo khuôn mẫu y khoa Pháp. Hai năm đầu học các môn cơ thể họcmô họcsinh hóa họcsinh lý, và triệu chứng học. Năm thứ ba và tư học các môn cơ thể bệnh lýnội khoa và ngoại khoa. Cũng hai năm này sinh viên bắt đầu đi thực tập ở các bệnh viện. Năm thứ năm và sáu chuyển sang các môn bệnh lý chuyên môn: nhi khoasản phụ khoatâm thần... và tăng thời gian thực tập ở các bệnh viện. Năm thứ sáu cũng là năm hoàn tất luận án.
 
Văn bằng Tiến Sĩ Y Khoa Quốc Gia được cấp phát sau khi bảo vệ thành công Luận Án trước Hội Đồng do Khoa Trưởng bổ nhiệm. [6]
 
Bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ Y Khoa trước Hội Đồng
 
 Đọc lời thề Hippocrates
 
Số Bác sĩ ra trường hàng năm của hai trường Y ở Saigon và Hà Nội 1947-1952:   
 

Khoá ra trường đầu tiên vào năm 1947. Có 7 sinh viên trình luận án. Đó là các bác sĩ Pierre Boucheron, Trần Đình Đệ, Lê văn Hùng, Trần Minh Mẫn, Mme A. Saint Mieux, Lê Văn Thuấn và Nguyễn Văn Thọ. Trong số 7 vị này có tới 3 vị đã lựa chọn đề tài về sản phụ khoa để làm luận án, chứng tỏ sự hoạt động mạnh mẽ của bảo sanh viện Từ Dũ ngay từ hồi đó. [3]
 
Theo tài liệu của GS Nguyễn Đức Nguyên, tổng số luận án được trình và chấp thuận tại Y Khoa Đại Học Đường Saigon từ năm 1947 cho tới 1972 là 1779 luận án. Số luận án từ 1972 tới 1975 là bao nhiêu không rõ vì không có ghi chép trong tài liệu nào. Tuy nhiên với sĩ số 200 người một lớp, ta có thể ước tính là có vào khoảng trên dưới 600 luận án đã được trình trong thời kỳ đó. Như vậy, tổng số luận án ra trường của Y Khoa Đại Học Đường Saigon từ 1947 cho tới 1975 là vào khoảng 2380 luận án. [7]
 
Sinh viên Trường Đại học Y khoa Sài Gòn có ra một tờ báo định kỳ mang tên Tình Thương, xuất bản từ năm 1964 đến năm 1967 thì phải đình bản.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: