Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Ngày xưa Đà Lạt có một bài văn như thế!

 

Tình cờ đọc được một status thú vị trên Facebook, nói về việc người Pháp đã góp phần bảo vệ rừng cho Việt Nam như thế nào. Rừng, cụ thể nêu ra trong bài viết này, là ở Đà Lạt (Lâm Đồng) mộng mơ.

Theo đó, bác sĩ Phó Đức Mẫn, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, còn cất giữ 1 tấm ảnh của gia đình được chụp vào đầu thập niên 1950 tại Đà Lạt.

Ảnh của gia đình bác sĩ Phó Đức Mẫn - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trong một lần đi thăm lăng Nguyễn Hữu Hào, thân phụ của Nam Phương hoàng hậu, cả nhà dừng lại trước một tấm bảng dựng ở bìa rừng, trước khi leo bậc thang lên lăng. Tấm bảng cao ngang tầm người đứng, ghép lại bằng những tấm ván sơn trắng, trên đó có ghi một bài văn bằng tiếng Pháp với nhan đề Prière de la forêt chữ in đen. Bài văn ấy có nội dung như sau (theo bản dịch sang Việt ngữ của bác sĩ Phó Đức Mẫn):
Lời thỉnh nguyện của rừng
“Này con người - Ta là hơi nóng sưởi ấm gia đình ngươi những đêm đông lạnh giá, là bóng mát hiền hòa che nắng lửa trưa hè - Ta là khung kèo cột căn nhà ngươi đang ở, là mặt bàn ngươi ngồi ăn - Ta là cái giường giúp ngươi nằm nghỉ yên, là gỗ ván để ngươi đóng thuyền lướt sóng ra khơi, là cán cuốc ngươi vác ra đồng mỗi sáng, là ván cửa khép kín nhà ngươi hằng đêm - Ta là gỗ làm thành nôi ngươi nằm khi xưa bé và là ván hòm cho ngươi yên nghỉ sau này.
Hãy lắng nghe lời thỉnh cầu của ta: Hãy ngừng tay tàn phá ta!".
Cái hay của bài văn này là không dùng đến chữ "Cấm", như “Cấm phá rừng” mà ta thường thấy nhan nhãn ngày nay. Cái tâm của bài văn ấy là "Lời thỉnh cầu", được hiểu như một "Lời van xin" thiết nghĩ cũng không sai. Bài văn ấy nhắm vào tâm thức của mỗi người, rằng rừng quan trọng biết dường nào đến cuộc sống của nhân loại nói chung và của cao nguyên Lâm Viên nói riêng, trong đó có Đà Lạt.
Nếu Đà Lạt không có rừng, nhất là cây thông, thì đó chẳng còn là Đà Lạt nữa. Như lời bài hát Đà Lạt hoàng hôn (Tác giả: Minh Kỳ - Dạ Cầm): "Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông/ Hàng cây thẫm màu đèn lên phố phường/ Giờ đây hơi sương giá buốt…/ Một người đi trong sương rơi…”. Bài hát này được sáng tác trước năm 1975, thời đó Đà Lạt được rừng thông bao phủ, khí hậu mát lạnh đến mức chẳng có ai nghĩ đến chuyện kinh doanh mặt hàng máy quạt và máy lạnh. Ấy vậy mà những năm gần đây hầu như tuần nào cũng thấy báo đài đăng tin bọn lâm tặc và những kẻ vô ý thức ngang nhiên chặt phá, đầu độc rừng thông (do Nhà nước quản lý) để hòng chiếm đất. Cộng với việc đô thị hóa một cách thiếu bài bản, đã biến Đà Lạt thành một đô thị chẳng còn “mộng mơ” được nữa, thậm chí gặp “ác mộng” vì bị… ngập lụt sau những cơn mưa lớn.
Nếu chúng ta bất lực trong quy hoạch đô thị, không thể khiến cho Đà Lạt tốt hơn, “quyến rũ” hơn, thì cũng đừng biến một “cô gái thanh xuân” thành “bà già bệnh tật”, điều đã và đang diễn ra ở thành phố ngàn hoa. Trở lại với “bài văn thỉnh cầu” bằng tiếng Pháp nêu trên, những người vô cảm có đọc được đi chăng nữa cũng chẳng ích gì.
Đọc bài văn năm xưa rồi nhìn Đà Lạt thời nay sao mà xót xa!

https://thanhnien.vn/ngay-xua-da-lat-co-mot-bai-van-nhu-the-185877296.htm#




Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

KỶ NIỆM VỚI VŨ TẤT CƯỜNG

   

Trong khi mấy năm đầu ở trường, vì khác nhóm thực tập nên ít có dịp gặp, tụ họp vui chơi với Cường, đến năm cuối, trong mấy tháng làm nội trú ủy nhiệm ở Nhi Đồng thì lại gặp nhau thường xuyên, quá là vui!

    Còn nhớ, lúc đó Cường và Nguyễn Đình Hiệp đi trại của Cô Bạch, còn nhỏ đi phòng cấp cứu với Anh Đỗ Hồng Ngọc và Thầy Tuân (y tá trưởng là Chị Sa).
Làm việc tuy có mệt nhưng rất vui. Có thể nói đây là khoảng thời gian có nhiều kỷ niệm, làm mình nhớ hoài. 50 năm rồi mà vẫn nhớ như in.
Nhớ khu phòng sinh viên vui nhộn, chiều tối là mở toang cửa, qua lại phòng nhau, tha hồ tán gẫu.
Nhớ máy hát ma-nhê cũ mèm của thằng Khai, ra rả suốt ngày, chỉ có 2 cuốn băng nhạc thôi. Nghe tới nghe lui, băng nhão, người cũng nhão luôn!
Nghe riết, thuộc luôn lời bài hát:
“Mây, sao còn bay mãi không quay về đây
Sao còn lơ lững che ngang rừng cây
Sao còn hờ hững với tôi từng giây
Hay còn mơ nghĩ đến ai nào đây…

Thằng Khai và Trân (TD) làm ở khu giải phẫu nhi. Tụi nó giỏi và siêng năng lắm. Ai cũng biết rằng để làm vừa lòng hai Ông Thầy Ninh (bố - con) không phải là chuyện dễ.
Cường và Nguyễn Đình Hiệp thì cũng chẳng kém, hai cậu là học trò cưng của Cô Bạch .
Còn ông Trữ thì nhỏ không nhớ đi trại nào, chỉ nhớ là vào cuối tuần ổng bắt nhỏ phải làm đào dợt cho ông nhảy điệu Rumba. Làm gì thì làm chứ làm đào thì nhỏ chẳng ham chút nào. Tuy nhiên, Bạn Bè, cũng ráng chiều ông một tí.
Vẫn nhớ, những buổi trưa, xong việc trễ, cả đám về phòng, nhờ chị Y Công nấu cho mì gói, ăn ngon lành, khoái chí. Ngon vì đói quá, khoái chí vì... không phải trả tiền, chỉ ghi sổ thôi. Cuối tháng, có “lương” nội trú ủy nhiệm, chị y công mới xin tiền các thầy. Nhiều khi, có thầy quên, chị cũng ngại, không dám nhắc ngay.
Thời buổi, đối với nhau nhẹ nhàng như vậy, biểu sao mà không nhớ?
Nhớ nhất là hôm vào thi Clinique, nhỏ bốc trúng bệnh nhân trại Cô Bạch, giường bệnh Cường phụ trách. Có tay trong Cường “gà” bài trước nên trả lời song suốt, được Cô Bạch khen quá chừng.
x
Thế rồi, ra trường, đi đơn vị.
Thế rồi, trời đất nổi cơn gió bụi, sập tiệm, tan hàng. Mỗi đứa mỗi nơi, khắp bốn phương trời, chẳng thấy mặt nhau!
42 năm sau, năm 2015, lần đầu tiên đi dự hội ngộ YK 73 ở San Jose, nhỏ mới có dịp gặp lại Cường và Bạn Bè . Khỏi cần nói và không thể diễn tả, ai cũng biết là cảm động đến chừng nào.
Nhưng chưa hết.
Biết nhỏ sẽ tham dự hội ngộ lần này, Cường gọi điện thoại báo cho nhỏ biết có tổ chức một chuyến đi cruise và mời vợ chồng nhỏ cùng tham dự cho vui. Nhỏ cảm ơn và xin từ chối vì đã quyết định không đi rồi. Đến chiều, Cường lại gọi một lần nữa, lần này rất tha thiết mời vợ chồng nhỏ đi cruise với Bạn Bè cho vui vì quá lâu không gặp nhau.
Cường còn nói: “ Về chi phí, Cường lo cho Hưng được mà, Bạn Bè thân tình, Hưng đừng ngại, vợ chồng Hưng đi nhé!“
Quá cảm động trước tấm lòng của Bạn, nhỏ phải giải thích để Cường khỏi buồn là quyết định không đi cruise không phải là vì tiền bạc mà vì bà xã của nhỏ bị say sóng, ói mửa rất mệt, xưa nay không bao giờ đi tàu hết. Ngay cả đi máy bay cũng phải uống thuốc cẩn thận, nếu không là rất khốn khổ.
Nghe vậy, Cường mới chịu thôi , nhưng vẫn “vớt vát” “nếu Hưng muốn đi, cứ cho Cường biết, Cường sẽ lo hết.”
Lần đó về nhà rồi mới biết, trước khi đi, Cường bị mệt, xỉu, phải vào bệnh viện, không đi cruise được .
Tuy vậy vừa ra viện, chàng lại chạy theo tàu, đòi lên tàu để vui với Bạn Bè.
Tuy ý muốn đó không thành nhưng sau đó Bạn Bè càng nể phục Cường hơn: một người giàu nghị lực, yêu đời, yêu người, thương vợ con, tốt với Bạn, ham vui, xả láng.
Biệt danh “Cường Chịu Chơi” thiệt đúng bon!
x
Hôm nay nghe Cường trở bệnh nặng, đang trải qua những giờ phút khó khăn nhất, nhỏ xin nhắc lại những kỷ niệm thân tình trong quãng đời 50 năm qua để gởi đến Cường:
- Lời cảm tạ đối với tấm lòng của Bạn
- Lòng nể phục nghị lực, nhân cách của Bạn và
- Lòng thương mến một Bạn Vàng Y73
Cầu chúc Cường vạn điều lành!
HNt

BN đã bỏ thì giờ để đưa video clip CCC hát tặng vợ lên Youtube vì có bạn không xem được.

Mời các YFs xem

ĐT

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2023

Mỡ Nâu và Địa Dư ảnh hưởng Sức Khỏe cùng Tuổi Thọ/ Hỏi đáp y khoa: nhiều điều bất ngờ về đậu nành, Weight Protein, và 3 cao

  

Nước Mỹ bị dịch nạn Mập Phì và Tiểu Đường loại 2 trong suốt 30 năm cuối Thế Kỷ thứ 20. Đầu Thế Kỷ thứ 21, Y học Mỹ khám phá ra cơ chế của các chứng bệnh trên xãy ra do rối loạn các nội tiết tố của tế bào mỡ gây tích tụ mỡ trong các cơ quan đưa đến viêm và kháng insulin của Hội Chứng Biến Dưỡng với hậu quả là Ba Cao (cao đường, cao máu và cao mỡ).

 https://youtu.be/3NnOSHmJ17Y

Điều kỳ lạ là khi phân tích bản đồ của các dịch nạn Mập Phì và Tiểu Đường ở Mỹ, các khoa học gia thấy rằng dân Mỹ ở vùng núi cao độ và ở xứ lạnh ít bị ảnh hưởng bởi Mập Phì và Tiểu Đường loại 2 hơn người Mỹ ở vùng khí hậu nóng và cao độ ngang mặt biển hay thấp hơn.
Adult Obesity Prevalence Maps | Overweight & Obesity | CDC
Khoa học tiến bộ gần đây cho thấy có ba loại mỡ trong cơ thể: Mỡ Trắng ở dưới da, Mỡ Nội Tạng ở trong và chung quanh các cơ quan nội tạng và Mỡ Nâu ở quanh vai và cổ.
Tế bào mỡ trắng không hoạt động nhiều, do đó vô thưởng vô phạt. Phụ nữ có nhiều mỡ trắng hơn nam phái nhất là vùng mông đùi, khi có nhiều thì thân hình có hình Quả Lê dẫu có mập cũng vẫn mạnh khỏe.
Mỡ nội tạng tiết nhiều chất adipokines (nội tiết tố mỡ?) hoạt động mãnh liệt sẽ có hại cho cơ thể đưa đến viêm và kháng insulin trong các mô. Nguy hiểm nhất là khi mỡ tích tụ trong gan và dưới màng ruột gây bụng phì với thân hình Trái Táo rồi đưa đến các chứng Ba Cao và biến chứng tim mạch.
Mỡ nâu, trái lại, là loại mỡ hoạt động sinh nhiệt, đốt calorie, làm giảm trọng lượng cơ thể và ngăn ngừa được Hội Chứng Biến Dưỡng giúp cơ thể thon thẻ và lành mạnh.
Brown Fat: How to Increase, Thermogenesis, and More (healthline.com)
Cao độ có ảnh hưởng lớn đến giảm trọng lượng cơ thể và bớt mỡ tích tụ trong cơ thể:
Body Composition and Body Weight Changes at Different Altitude Levels: A Systematic Review and Meta-Analysis – PMC (nih.gov)
Khí hậu lạnh giúp cơ thể có thêm mỡ nâu để chống lạnh và giảm trọng lượng cơ thể:
Cool Temperature Alters Human Fat and Metabolism | National Institutes of Health (NIH)
Khí hậu nóng làm mất mỡ nâu:
How “brown fat” helps you cope with cold weather | NOVA | PBS
Trở lại phân tích bản đồ nước Mỹ chúng ta có thể thấy tại sao cư dân Colorado ít bị bệnh do biến dưỡng hơn các vùng khác và tại sao tỷ số mập phì thấp nhất ở Denver và cao nhất ở Houston. Dân Mỹ vùng Ngũ Đại Hồ (Minnesota, Wisconsin) có tuổi thọ cao hơn dân miền Nam (Louisiana, Mississippi).
Người vùng ôn đới đi nghỉ hè nơi nhiệt đới sẽ mất mỡ nâu. Người gốc Việt có cơ thể biến dưỡng thích ứng với nhiệt đới khi di cư qua hàn đới dễ mắc Hội Chứng Biến Dưỡng vì không có đủ mỡ nâu và thường tích tụ nhiều mở nội tạng hơn là dưới da. Có lẽ sau ba, bốn thế hệ ở ôn đới, cơ thể các hậu duệ gốc Việt sẽ thích ứng tốt hơn. Hy vọng là vậy.

Phạm Hiếu Liêm, MD

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

SỨC KHỎE CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

 Trả lời câu hỏi khán giả| NGỦ, NÃO TRẠNG, Uống CAFE

 

AAAAAAAAAAAAAAAAA

Những mặt tối của nghề BS tại Mỹ


Nhìn từ bên ngoài, nghề BS (tại Mỹ) có thể là nghề mơ uớc của nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết được hết những góc khuất cua nghề này. Podcast lần này, mời quý vị nghe những mặt trái của nghề BS 1. Mất thời gian, mất tuổi thanh xuân, và mất nhiều thứ (mối quan hệ) vì học y khoa và học cả đời 2. Áp lực thành công trong việc học (đại học, trường y), áp lực từ bệnh nhân, và áp lực từ hãng bảo hiểm 3. Nợ nhiều (300k tại Mỹ) 4. Rủi ro bị kiện hay kiểm tra từ hội đồng chuyên khoa (có khoảng 110,000 ca mỗi năm tại California) 5. Làm quen với cô đơn và cô độc 6. Rủi ro sức khoẻ kém vì các bệnh tâm lý, tiểu đường, trầm cảm và tự tử 7. Ego cao (ảo tưởng cá nhân) và mong đợi tiêu chuẩn cao trong các việc cá nhân (phải thành công khi chơi loại nhạc cụ, phải biết làm này nọ) 8. Rủi ro tổn thương từ công việc (bị truyền nhiễm bệnh, bị bệnh nhân đánh, ...) 9. Sống trong mong đợi cao từ xã hội (từ thu nhập, hình mẫu, gia đình, etc..) trong khi BS vẫn là một người bình thường Bs Wynn Tran

Tin buồn

 Các bạn thân mến,

Tôi mới vừa nhận được tin nhắn và phone trực tiếp của BS Võ Công Khanh, cho hay:
"Ông Khai mến,
Hôm qua, (30/06/2023) tôi đã nói chuyện với Bs Nguyễn minh Dũng.
Vợ Bs Dũng đã mất, 51 ngày trước.
Võ công Khanh, svqy 73."

Trước tin buồn đột ngột này, xin chân thành chia buồn cùng BS Nguyễn Minh Dũng và gia quyến.
Cầu chúc hương hồn Chį được an nhiên trong cõi Vĩnh hằng!
Xin thông tin đến tất cả các bạn để được tường.
Gia đình Đinh Văn Khai

Xin phép gửi kèm ảnh chị và anh trong một chuyến đi chung:



--