Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

Tạo cầu nối Việt-Mỹ ngành A.I và Y tế |Thắng Lương, Google & Wendy Nguyễn, Stanford IMEPR| TQKS Ep68

Đây là tập TQKS đầu tiên có một đôi vợ chồng tham dự chung một podcast. Hai vị chuyên gia đặc biệt của ngày hôm nay: TS. Lương Minh Thắng - Chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Google Deepmind. Anh là đồng lãnh đạo dự án phát triển Google Bard Multimodality vào năm 2023, đồng sáng lập Dự án Meena vào năm 2018, sau này trở thành chatbot Google LaMDA. Đồng thời, anh cũng là góp phần sáng lập New Turing Institute, một doanh nghiệp xã hội với mục tiêu trở thành hệ sinh thái AI theo mô hình Silicon Valley ở Đông Nam Á và hơn thế nữa.   Wendy Uyên Nguyễn - Giám đốc Đối ngoại toàn cầu, nhà sáng lập của Viện Vi sinh & Chống dịch Stanford (Stanford Institute for Microbiology and Epidemic Prevention Research). Cô là người khởi xướng nhiều chương trình kết nối, đào tạo các y, bác sĩ, và các nhà nghiên cứu người Việt, trao cơ hội cho họ học hỏi và trải nghiệm tại phòng nghiên cứu của Đại học Stanford-nơi đã đào tạo ra vô số những nhà khoa học đoạt giải Nobel.  Chúng ta sẽ được nghe những chia sẻ về cách thức mà hai vị chuyên gia này-với lĩnh vực chuyên môn của riêng mình-đang tạo cầu nối cơ hội giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực Y tế và A.I. Tương lai của cuộc cạnh tranh về Trí tuệ nhân tạo sẽ hướng về đâu? Làm thế nào để chúng ta có thể kiến tạo những phát kiến khoa học tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam? Và với sự phát triển của công nghệ A.I, chúng ta sẽ thấy những đột phá nào trong lĩnh vực Y khoa? Mời đang bạn đón xem/lắng nghe! Tập này bạn xem gì? 00:00 - Giới thiệu nội dung podcast 00:52 - Giới thiệu khách mời Thắng Lương & Wendy Nguyễn 07:54 - Bài học lớn nhất từ việc đưa Google Bard ra cộng đồng  09:18 - Tương lai của cuộc cạnh tranh giữa các ông lớn về AI 11:45 - Máy tính có thể thông minh hơn con người không? 14:10 - Cạnh tranh về dữ liệu: Google có phải số 1? 16:03 - AI trong ngành Y khoa 19:38 - Coming Up 20:16 - Hoạt động của Viện Nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford 25:28 - Thử thách trong việc xây dựng cầu nối Việt - Mỹ 28:17 - Thành quả của Viện Nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford tại VN 32:13 - Người Việt có thể đóng góp những gì cho hoạt động của Viện Nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford tại VN? 33:24 - New Turing Institute đang làm gì tại VN? 38:00 - Kỹ sư AI người Việt có thể nắm bắt cơ hội như thế nào? 43:23 - Coming Up 43:56 - Cơ hội của mọi kỹ sư AI 46:23 - VN đang ở đâu trong cuộc đua AI 48:29 - NTI đang ở đâu trên hành trình xây dựng VN thành cường quốc AI? 55:52 - Sứ mệnh chung cho VN và nhân loại 59:50 - Chào kết