AMERICAN MEDICAL ASSOCIATION VIẾT VỀ BÙI DUY TÂM

DƯ LUẬN VỀ BÙI DUY TÂM
Bùi Duy Tâm, MD, PhD, the chairman of the Vietnamese department, was a remarkable individual who had completed his medical degree in Saigon and had earned a doctorate in biochemistry at the University of California at Berkeley

AMERICAN MEDICAL ASSOCIATION

SAIGON MEDICAL SCHOOL

AN EXPERIMENT IN INTERNATIONAL MEDICAL EDUCATION AN ACCOUNT OF THE

AMERICAN  MEDICAL ISSOCIATIONS MEDICAL EDUCATION PROJECT IN SOTTILITET VUM. 1966-1975

Copyright © 1988 by American Medical Association All rights reserved

The chairman of the Vietnamese department, Bui Duy Tam, MD, PhD, was a remarkable individual who had completed his medical degree in Saigon and had earned a doctorate in biochemistry at the University of California at Berkeley. He had a thorough understanding of basic science education in the U.S. and had set as his goal the development of a biochemistry department similar to that in a small American medical school. In addition, Dr. Tam was well versed in classical Vietnamese culture and music and understood the need to adapt tradition to modern methods.* As Dean of the Hue Medical School, he had been instrumental in moving the operation of that school to Saigon when Hue was occupied temporarily by the North Vietnamese. Later Dr. Tam was primarily responsible for founding the private medical college at Minh Duc University in Saigon.

Dr. Quven was apprehended and placed under house arrest in Saigon in late 1967, presumably because he opposed the policies of the government. He was replaced by Bui Duy Tam, MD, who was appointed Dean in December 1967. Dr. Tam was also Chairman of the Department of Biochemistry in the Faculty of Medicine, University of Saigon, and subsequently became the organizer and Dean of a medical school in the private Minh Duc University. Following the Tet offensive in January 1968, when more than 2,000 people were assassinated in Hue, many of them faculty at the university, Dr. Tam moved the entire medical student body and the majority of the remainder of the medical faculty to Saigon and re-established a teaching program in a surprisingly short time. The Faculty of Medicine of the University of Saigon made its basic science laboratories, library, and cafeteria available. The Military Medical School provided classroom space. The Faculties of Pharmacy and Science provided teaching staff, and clinical teaching was continued at Cong Hoa Hospital and Grall Hospital (a private French hospital). The circumstances of the Hue Faculty of Medicine had altered greatly and the AMA recommended to USAID that support be given to the school.

Thereafter, the AMA gave assistance in many ways. The school returned to Hue after six months in Saigon. Books and English-language teaching were provided by the AMA staff. Many of the basic science and clinical departments provided faculty assistance through short visits to Hue.

By the end of the AMA’s time in Viet Nam, the University of Hue had a vigorous school of medicine with a majority of young faculty providing excellent instruction to approximately 60 students in each class. In many ways, the school at Hue seemed likely to surpass the school at Saigon in moving forward with modern techniques of medical education. This was due partly to the presence of a young and vigorous faculty in Hue and partly to the lack of resistance to change by traditional, entrenched faculty and political structures. The faculty at Hue accepted much more quickly and completely the recommendations of the Colloquium and the Seminar than did the faculty at Saigon.

Bui Duy Tam, MD, was replaced as Dean of the University of Hue Medical School soon after he had returned the school to Hue. While he continued to teach biochemistry in Hue and maintained a strong interest in the school, he devoted much of his boundless energy to developing a new private medical school at Minh Duc University. Buildings were secured and outfitted as classrooms and laboratories. A basic science faculty was assembled through part-time employment of teachers from the Faculties of Medicine, Pharmacy, and Science of the University of Saigon. Classes were started with 36 students in the first vear.

It was characteristic of Dr. Tam that what he did he did with vigor. He became not only Dean of the school but also a father figure to the students

Library of Congress Cataloging-in-Publication Data

Ruhe, C. H. William, 1915–

Saigon Medical School,

Dr. Tam was less interested in having a large number of American visiting faculty in Saigon than he was in training members of his faculty in the U.S. for graduate degrees.

In the course of the AMA project, the Saigon department continued to grow in strength under the direction of Dr. Tam and with the support of Dr. Ruegamer. This continuing development was in no small part due to Dr. Tam’s personal goals, his objectives for the medical school, and his experience and knowledge of biochemistry in the American mold. The latter may have accounted for his perception that there was no need to bring additional American faculty into the Saigon department.





Y KHOA ĐẠI HỌC ĐƯỜNG SÀI GÒN
- Trường Đại học Y KHOA Sài Gòn -
(1966 -1971)
Tác giả: Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu: Lê Phú Thọ
Trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn được xây dựng trên một lô đất rộng đến 15 mẫu tây tại vùng Chợ Lớn Sài Gòn, trên đường Hồng Bàng. Công trình xây cất bắt đầu từ mùa xuân năm 1963 và hoàn tất vào khoảng mùa thu năm 1966. Chi phí cho công trình lên đến 2.7 triệu đô la vào thời ấy. Ngân khoản chi phí này, một nửa do Viện Trợ Hoa Kỳ (USAID) và một nửa do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đài thọ. Dự tính ban đầu của công trình sẽ xây cất một bệnh viện cho sinh viên y khoa thực tập, trên lô đất bên cạnh công trình chính, nhưng đến năm 1966, dự tính ban đầu ấy không thực hiện được.
Bắt đầu vào năm thứ nhất y khoa, tôi học tại trường Đại Học Y Dược, số 28 đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn. Khoảng năm 1961, trường Đại Học Dược Khoa tách ra và dời về số 169 đường Công Lý, góc đường Hiền Vương, Sài Gòn. Sau biến cố chính trị ngày 01/11/1963, trường Đại Học Dược Khoa, một lần nữa, dời về Thành Cộng Hòa, số 41 đường Cường Đễ, Sài Gòn. Mãi đến năm 1966, trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn mới dời về trường mới xây dựng tại số 217 đường Hồng Bàng, Chợ Lớn Sài Gòn.
Nhìn lại ngôi trường Đại Học Y Dược hiền hòa, xinh đẹp, khiêm nhường tọa lạc trên đường Trần Quý Cáp Sài Gòn cùa một nước Việt Nam nghèo nàn và chậm tiến. Qua bao thời kỳ chiến tranh và những biến cố chính trị đã ảnh hưởng nhiều vào nền giáo dục cả nước nói chung và ngành giáo dục y khoa tại thủ đô Sài Gòn nói riêng. Trong những năm 1962-1965, ngoài những đau thương tang tóc của chiến tranh trên toàn miền Nam Việt Nam, những biến cố chính trị đã kích động và làm xáo trộn đến nếp sinh hoạt của toàn thể sinh viên các trường Đại Học Sài Gòn. Các cuộc bãi khóa, biểu tình, xuống đường của sinh viên các trường Đại Học Sài Gòn đồng thời cũng làm dao động và lôi cuốn nhiều đến sinh viên trường Đại Học Y Khoa. Các cuộc truy lùng bắt bớ một vài sinh viên y khoa lãnh đạo trong các nhóm biểu tình ngoài khuôn viên của nhà trường đã gây nhiều chấn động tâm lý đến các lớp học tại trường Đại Học Y Dược Sài Gòn.
Ban giảng huấn nhà trường rất mẫu mực trong việc giáo dục sinh viên và luôn luôn tôn trọng mọi sinh hoạt hợp pháp của sinh viên nhà trường. Uy tín của trường Đại Học Y Dược Sài Gòn được đề cao và nền tự trị Đại Học luôn luôn được bảo toàn đối với chính quyền đương thời thủa ấy.
Khoảng năm 1966, phái bộ Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ (American Medical Association) đến Sài Gòn với Bác sĩ Norman William Hoover làm Giám đốc (Field Director). Họ rất quan tâm đến sự cải tiến nền giáo dục Y Khoa tại Sài Gòn. Họ muốn chấn chỉnh lại trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn từ cơ cấu tổ chức đến chương trình giảng dạy của nhà trường. Nhưng họ cũng thừa biết rằng không dễ gì làm chuyện ấy trong một sớm một chiều. Văn hoá Pháp đã từ lâu ảnh hưởng sâu đậm vào nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục ngành y khoa nói riêng tại thủ đô Sài Gòn. Lúc đó trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn còn chủ quan, chưa thấm được bài học của sự sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa, không chịu hiểu rằng khó mà đi ngược lại ý muốn của người Mỹ, nhất là những ý muốn của phái bộ Y Sĩ Đoàn Hoa Kỳ tại Sài Gòn lúc bấy giờ xem chừng cũng rất hữu lý. Người Mỹ làm sao hài lòng được khi họ bỏ tiền ra, gọi là viện trợ, để xây cất nên một trường Đại Học Y Khoa đồ sộ, đẹp đẽ, đầy đủ tiện nghi với thiết bị tối tân và tiên tiến, để rồi các ông Giáo sư người Pháp và Giáo sư đào tạo tại Pháp dạy sinh viên y khoa Sài Gòn với ngôn ngữ Pháp và dạy rập theo chương trình và tư tưởng của Pháp.
Giáo sư Phạm Biểu Tâm, một vị lương y mẫu mực, được mọi người ngưỡng mộ, là Khoa trưởng đầu tiên và sau 13 năm phục vụ tại trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn, bị bãi nhiệm vào ngày 30 tháng 01 năm 1967. Một Ủy Ban Năm Người gọi là “Ngũ Đầu Chế” do Tướng Kỳ, lúc bấy giờ là Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, chỉ định, thay thế ông. Năm người trong Ngũ Đầu chế gồm ba Giáo sư cao niên đào tạo tại Pháp là Giáo sư Ngô Gia Hy, Giáo sư Trần Anh, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và hai Bác sĩ trẻ được đào tạo tại Mỹ là Bác sĩ Lê Minh Trí vá Bác sĩ Nguyễn Thế Minh.
Ba tháng sau có một cuộc bình bầu giữa năm người trong Ngũ Đầu Chế. Kết quả cuộc bình bầu, Giáo sư Ngô Gia Hy đắc cử vào chức vụ Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Việc bình bầu chức vụ Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn là để xoa dịu các yêu sách của sinh viên bãi khóa biểu tình sau khi Giáo sư Khoa trưởng Phạm Biểu Tâm bị bãi nhiệm. Sinh viên trở lại lớp học sau cuộc bình bầu chức Khoa trưởng và ngày nhậm chức của tân Khoa trưởng vào tháng 5 năm 1967.
Hai tháng sau, vào khoảng tháng 7 năm 1967, Giáo sư Ngô Gia Hy tuyên bố sẽ ra tranh cử Thượng Nghị Sĩ tại Sài Gòn. Ông liền bị tố cáo là kẻ lợi dụng chức vụ Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn để mưu đồ chính trị. Ông bị truất quyền Khoa trưởng trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9. Bác sĩ Vũ Thị Thoa, đương nhiệm Phó Khoa, lên làm quyền Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Tháng 10 năm 1967, Giáo sư Ngô Gia Hy thất cử Thượng Nghị Sĩ, ông trở lại làm Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn. Lần trở lại này, uy tín của ông đối với trường Đai Học Y Khoa hoàn toàn sụp đổ.
Tất cả những ai quan tâm đến những xáo trộn tại trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn cũng phải thắc mắc đến cái Sắc Luật của Tướng Kỳ năm 1967, vi phạm nền tự trị Đại học, bãi nhiệm chức Khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn và thay thế vào đó một Ủy Ban Năm Người do ông chỉ định. Điều chắc chắn là phải có kẻ hoạt đầu chính trị đứng sau lưng Tướng Kỳ hoặc cũng có thể có những áp lực xúi giục Tướng Kỳ phải chấp nhận làm như vậy.
Theo nhóm tác giả của SAIGON MEDICAL SCHOOL, chính Bác sĩ Lê Minh Trí, một người tuổi trẻ đầy tham vọng tự nhận mình là kẻ đứng sau Tướng Kỳ trong vụ này. Bác sĩ Lê Minh Trí mới vừa từ Mỹ về sau 6 năm tu nghiệp y khoa và trong khoảng thời gian này, ông cũng đã đậu được bằng PhD tại Mỹ. Bác sĩ Lê Minh Trí mới trở về Việt Nam chưa đầy sáu tháng mà ông đã có tên trong danh sách Ngũ Đầu Chế của Tướng Kỳ. Điều này đã làm cho nhiều người đáng lưu ý.
Biến cố Mậu Thân ngày 29/01/1968, Sài Gòn đắm chìm trong khói lửa, tang tóc. Tất cả các trường Đại học tại thủ đô Sài Gòn đóng cửa. Toàn thể sinh viên làm công tác tị nạn cho đồng bào và tham gia Huấn Luyện Quân sự Học đường. Mãi đến ngày 01/04/1968, các trường Đại học tại thủ đô Sài Gòn mới mở cửa lại. Ngày 02/05/1968, tiếp vụ Mậu Thân 2, thủ đô Sài Gòn lại một lần nữa chìm trong lửa đạn và tang thương. Các trường học lại đóng cửa. Đến ngày 18/06/1968, trường mở cửa lại. Niên học kết thúc muộn vào ngày 15/08/1968.
Tài liệu tham khảo:
1- SAIGON MEDICAL SCHOOL. C.H.
William Ruhe,MD, Norman William Hơver, MD, Ira Singer PhD. USA 1988.
2- NHỮNG DÒNG KỶ NIỆM. Trường Dược Sài Gòn và Tôi, Giáo sư Tô Đồng. http://www.ninh-hoa.com/Ninh-HoaDOTcom-GSToDong...
3- NỘI TRÚ BỆNH VIỆN BÌNH DÂN.
Đào Như, Oak Park, Illinois, USA 4/21/05.
Hình ảnh bên dưới
Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu: LÊ Phú Thọ
Quê làng Phú Thọ, Hòn Khói, Ninh Hòa,
Khánh Hòa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Hòa, Trung học Võ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài Gòn
Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn,
Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.
Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.
Tập tò viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Hòn Khói.
........
Bác sĩ Nguyễn Trọng Minh, Y80-86
Cựu sinh viên Đại học Y Dược TP, sưu tầm